Nếu như tiền sản giật là mối lo của hết thảy mẹ bầu trước khi vượt cạn thì hậu sản giật lại là mối rủi ro tiềm ẩn của mẹ sau kinh sinh con. Dù có khả năng xảy ra thấp nhưng như thế không có nghĩa là mẹ sau sinh được phép lơ là hậu sản giật bởi nếu chậm trễ trong khâu xử lý có thể dẫn tới tử vong.
Thế nào là hậu sản giật?
Khi mang thai, mẹ bầu hay nghe về tiền sản giật và các mối nguy hại của nó. Nhưng hậu sản giật thì có lẽ mẹ ít nghe nhắc đến hơn bởi khả năng xảy đến thấp. Dù vậy, tỉ lệ thấp nhưng không có nghĩa là nó không xảy ra. Trên thực tế, hậu sản giật rất nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời. Vậy hậu sản giật là gì? Vì sao nó lại tiềm ẩn nhiều rủi ro đến thế?
Tương tự như tiền sản giật nhưng khác biệt ở chỗ hậu sản giật (hay PPP) chỉ xảy ra với mẹ sau khi đã sinh em bé. Nguyên nhân chính nằm ở huyết áp cao và biến chứng do một số căn bệnh mãn tính của mẹ gây ra.
Về thời gian, không có con số chính xác nhưng phần lớn hậu sản giật sẽ kéo dài trong 48 giờ sau khi sinh hoặc một số trường hợp lên đến 6 tuần hay còn gọi là hậu sản giật muộn.
Sau khi sinh, dựa trên các bài kiểm tra sức khỏe, mẹ sẽ được chẩn đoán về khả năng mắc hậu sản giật. Nếu được chẩn đoán mắc hậu sản giật, mẹ cần ở lại bệnh viện để các bác sĩ điều trị đến khi huyết áp bình thường trở lại. Trong trường hợp tồi tệ tức huyết áp tăng cao không thể kiểm soát, các bác sĩ sẽ can thiệp để tránh cho mẹ nguy cơ bị bệnh tim mạch về sau.
Biểu hiện của hậu sản giật là gì?
Hậu sản giật không có triệu chứng rõ ràng, người mẹ lại lo lắng chăm sóc cho con nhiều hơn nên rất khó chú ý đến vì vậy thường bỏ qua các biểu hiện nhỏ. Tuy vậy, vẫn có một số dấu hiệu nghiêng về triệu chứng của chứng hậu sản giật mà mẹ không thể bỏ qua. Cụ thể:
-Huyết áp của mẹ cao đạt đến 140/90
-Đo được >300 mg protein trong nước tiểu
-Thị lực giảm đột ngột, nhìn bị nhòe, mẫn cảm với ánh sáng
-Buồn nôn
-Đau đầu
-Đau vùng bụng dưới lườn bên phải
-Lượng nước tiểu ít
-Tăng 1kg/ tuần một cách đột ngột
-Mặt, tay, chân bị sưng
Nguyên nhân dẫn tới hậu sản giật là gì?
Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra chính xác nguyên nhân dẫn đến hậu sản giật. Nhưng một điều chắc chắn rằng hậu sản giật phát triển trong cơ thể mẹ bầu trong thời gian mang thai và phát bệnh sau khi sinh em bé.
Một trong những điều mẹ bầu cần lưu ý là nếu trong gia đình đã có người thân mắc chứng hậu sản giật thì nguy cơ mẹ bị hậu sản giật là rất cao. Mang thai khi còn quá nhỏ < 20 tuổi hay mang thai khi đã lớn tuổi > 40 cũng có khả năng cao bị hậu sản giật. Mẹ bầu mang đa thai hay mẹ bầu bị béo phì cũng dễ bị hậu sản giật hơn các mẹ bầu khác.
Mẹ bầu bị huyết áp cao sau tuần thai thứ 20 cũng có nhiều khả năng mắc chứng hậu sản giật.
Hậu sản giật và những biến chứng
Mẹ dễ rơi vào tình trạng hôn mê kéo dài hay bị sản giật liên tiếp khó kiểm soát nếu mắc phải chứng hậu sản giật. Các cơ quan như não, thận và gan trong cơ thể cũng dễ bị hủy hoại nếu tình trạng này nghiêm trọng.
Mẹ sau sinh có thể tự cắn vào lưỡi mình khi trong cơn sản giật mạnh gây ra tử vong do mất máu nhiều hoặc bị ngạt thở do máu chảy vào thanh quản.
Khi xảy ra hậu sản giật, máu không thể cung cấp đến não khiến các cơ quan khác không hoạt động suôn sẻ được dẫn đến đột quỵ.
Hậu sản giật có khả năng xảy ra thấp hơn nhưng các biến chứng của nó là không thể xem thường. Mẹ bầu trong thai kỳ cần chú ý nhiều đến các biểu hiện của cơ thể để nhanh chóng thăm khám, điều trị kịp thời tránh để lại những di chứng đáng tiếc sau sinh.
Từ khóa được tìm kiếm:
- hậu sản giật
- bi sản giat sau sinh can luu y điều gi trong lan sinh sau
- biểu hiên tiền sản giật sau sinh
- cách trị bệnh hậu sản giật
- hiện tượng của sản giật sau khi sinh
- ho hau san la gi
Để lại một bình luận