Tình trạng mang thai mà bụng dưới to hơn bụng trên được gọi là hiện tượng chửa bụng dưới. Đây là hiện tượng hết sức bình thường ở phụ nữ mang thai và mẹ bầu hoàn toàn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh.
Nhiều mẹ mang thai cực kỳ lo lắng khi gặp tình trạng bụng dưới to hơn bụng trên. Nhưng mẹ biết không hiện tượng chửa bụng dưới không phải là chuyện quá đáng lo ngại như mẹ vẫn mường tượng. Cùng tìm hiểu thật kỹ về hiện tượng này để không còn phải quá lo lắng nữa, mẹ nhé.
Hiện tượng chửa bụng dưới là gì?
Không hiếm mẹ khi mang thai mà bụng dưới to hơn bụng trên. Hiện tượng chửa bụng trên hay dưới là do vị trí của thai nhi nằm ở đâu trong tử cung của người mẹ.Và hiển nhiên, đây chỉ là hiện tượng phản ánh cơ bụng của mẹ bầu hoàn toàn không gây nguy hại gì đến sức khỏe của hai mẹ con nên mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng.
Nhưng những mẹ chửa bụng dưới sẽ cảm thấy không thoải mái và trông cũng nặng nề hơn so với những mẹ chửa bụng trên một chút.
Chế độ ăn uống hợp lý dành cho mẹ chửa bụng dưới
Các chuyên gia đã khẳng định chửa bụng dưới hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cả mẹ lẫn bé. Chính vì vậy nên thay vì lo lắng những điều không căn cứ thì mẹ nên tập trung lên kế hoạch cho một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi có lợi cho bản thân cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Nhóm thực phẩm giàu chất đạm nên được bổ sung vào thực đơn hàng ngày bởi thai nhi đang trong giai đoạn phát triển rất cần dưỡng chất này. Đạm cần cho quá trình phát triển các bộ phận trong cơ thể của thai nhi, nhất là não bộ.
Sắt và axit folic là những dưỡng chất không thể thiếu tiếp theo mà mẹ chửa bụng dưới cần bổ sung cho cơ thể. Mỗi ngày mẹ nên uống bổ sung viên thuốc sắt và ăn nhiều thực phẩm dồi dào chất sắt để cung cấp đủ liều lượng sắt cần thiết. Bên cạnh đó, thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, tép, … cũng không thể vắng mặt trong các bữa ăn để giúp cho hệ xương răng của bé được phát triển.
Mẹo cho mẹ chửa bụng dưới thoải mái suốt thai kỳ
Bên cạnh một chế độ ăn uống hợp lý thì mẹ chửa bụng dưới còn cần quan tâm đến các khía cạnh khác để có thai kỳ nhàn tênh.
Tư thế nằm ngủ đúng sẽ giúp mẹ chửa bụng dưới ngủ ngon, sâu và không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tư thế lý tưởng nhất bao giờ cũng là nằm nghiêng sang bên trái. Mẹ chửa bụng dưới cũng như hết thảy mẹ bầu nên tránh nằm ngửa hay nằm nghiêng sang phải vì hai tư thế này có thể khiến lượng máu truyền cho thai nhi bị cản trở. Tư thế khi ngồi chuẩn là mẹ nên ngồi thẳng lựng tựa vào thành ghế, kê thêm gối nhỏ sau lưng cho thoải mái.
Những khi chuyển tư thế từ nằm sang ngồi thì mẹ cần thiết phải chống tay xuống giường, từ từ nghiêng người để ngồi dậy. Khi xuống giường, mẹ nên đặt hai chân xuống giường trước, chống tay nâng người lên rồi mới bước đi.
Tập thể dục khi chửa bụng dưới thế nào?
Các chuyên gia luôn khuyến khích mẹ mang thai tập luyện thể dục để tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé. Mẹ chửa bụng dưới cũng không ngoại lệ. Những bài tập nhẹ nhàng đơn giản của các bộ môn như yoga, đi bộ, … giúp mẹ giải tỏa stress và ngủ ngon hơn trong suốt thai kỳ. Khi mẹ chửa bụng dưới tập luyện đều đặn các bài thể dục thì việc sinh nở không còn đáng sợ nữa.
Mang thai bụng dưới không quá khó sinh nở như mẹ bầu vẫn thường nghe những lời rỉ tai của các mẹ bầu khác. Chính xác thì do sức khỏe của mẹ và độ mở của tử cung sẽ dẫn đến việc sinh con khó hay dễ của mẹ bầu chứ không phải chửa bụng dưới thì sinh khó hơn chửa bụng trên. Thế nên, mẹ cứ việc năng tập thể dục và tận hưởng niềm vui thai kỳ thôi mẹ nhé.
Từ khóa được tìm kiếm:
- chửa bụng dưới
- bầu bụng dưới
- mang thai bụng dưới
- chửa bụng dưới là như thế nào
- co thai bung duoi
- chua bung duoi khi mang thai
- the nao la chua bung duoi
- chửa bụng dưới là thế nào
- chửa bụng dưới phản ánh cái gì
- chửa bụng trên và chửa bụng dưới
Để lại một bình luận