Tùy vào điều kiện sức khỏe cũng như đặc thù của một số nghề nghiệp mà mẹ bầu có thể phải điều chỉnh để có thuận lợi cho quá trình mang thai.
Với nhiều mẹ mang thai mà vẫn phải đi làm hẳn nhiên có rất nhiều khó khăn, vất vả. Mẹ bầu thắc mắc về mọi thứ có liên quan đến công việc trong thời gian mang thai như công việc sẽ ảnh hưởng ra sao cho sức khỏe chính mình và thai nhi, và rằng có nên nghỉ việc để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh?, … Để giải đáp những thắc mắc không biết hỏi ai này của các mẹ bầu, mời mẹ theo dõi bài viết bên dưới để có quyết định đúng đắn cho công việc trong suốt hành trình bí bầu của mình nhé.
Mẹ mang thai có thể làm việc trong suốt thời kỳ bầu bí hay không?
Rất nhiều mẹ bầu làm việc văn phòng, cơ quan và điều hết thảy mẹ mang thai muốn được giải đáp là có thể làm việc suốt hành trình bầu bí được hay không. Câu trả lời là có nếu mẹ đảm bảo đáp ứng được các yếu tố sau: mẹ có sức khỏe, mang thai bình thường và môi trường làm việc của mẹ cực kỳ an toàn cho sức khỏe mẹ và con. Khi ấy, mẹ hoàn toàn có đủ điều kiện làm việc đến cận sinh. Chỉ có điều, càng gần ngày lâm bồn, mẹ sẽ dễ mệt. Nghỉ ngơi thư giãn thật nhiều trước ngày sinh từ 1-2 tuần là điều rất quan trọng, mẹ nhớ nhé.
Nếu công việc quá vất vả, mẹ mang thai nên làm thế nào?
Không phải mẹ bầu nào cũng làm việc nhàn tênh. Một số mẹ trước khi mang thai phải làm công việc rất vất vả. Chính vì đặc thù nghề nghiệp như thế, mẹ bầu cần có một số điều chỉnh để có thể không làm ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.
Những công việc nặng nhọc có thể sẽ không gây khó khăn cho mẹ trong những tháng đầu tuy nhiên sẽ rất nguy hiểm nếu bụng bầu vượt mặt mà mẹ vẫn phải gắng sức hoàn thành công việc. Trong trường hợp này, mẹ nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ để có lộ trình phù hợp với thể trạng của mình cũng như đặc thù công việc.
Nghỉ ngơi nhiều là điều rất cần thiết đối với thai phụ
Khi mang thai, mẹ cần ngồi thoải mái nếu công việc bắt buộc phải ngồi lâu. Thỏa thuận với cấp trên để công việc được giao cho mẹ sẽ nhẹ nhàng hơn hoặc mẹ cũng có thể tạm thời nhờ vả đồng nghiệp để chuyển sang một công việc không quá đòi hỏi nhiều thể lực.
Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, bụng của mẹ to dần, di chuyển đã bắt đầu chậm chạp, khó khăn hơn. Nếu công việc quá căng thẳng mẹ nên viết đơn nghỉ phép để giải tỏa.
Mẹ mang thai nên làm sao nếu môi trường làm việc quá nhiều chất độc hại?
Có những mẹ bầu làm việc trong lĩnh vực phải thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại như chì, thủy ngân, kim loại nặng, các chất hóa học, dung môi hữu cơ, tác nhân sinh học, phòng xạ, … Đây đều là những hóa chất độc hại cho sức khỏe sinh sản. Thủ phạm gây ra các dị tật cho thai nhi như quái thai, dị tật bẩm sinh và nguy cơ sảy thai, sinh non ở mẹ bầu. Chính vì thế, mẹ bầu đổi việc là cần thiết để bảo vệ chính bản thân mẹ lẫn thai nhi.
Khi gặp những biến chứng thai kỳ nào khiến mẹ buộc phải dừng công việc?
Một số trường hợp mẹ mang thai cần nghỉ việc khi gặp các biến chứng trong khi làm việc. Cụ thể:
-Mẹ mang song thai hoặc nhiều hơn.
-Mẹ có nguy cơ sinh non cao.
-Mẹ bị huyết áp cao.
-Mẹ có nguy cơ tiền sản giật.
-Mẹ bị khiếm khuyết cổ tử cung (bất túc tử cung).
-Mẹ có tiền sử bị sảy thai.
Chỉ có một số ít mẹ mang thai làm việc trong môi trường chứa quá nhiều chất độc hại phải điều chỉnh công việc và mẹ bầu gặp biến chứng thai kỳ phải dừng công việc. Còn lại, nếu mẹ bầu có một sức khỏe tốt, làm việc trong môi trường an toàn và mang thai hoàn toàn bình thường hãy cứ yên tâm công tác nhé.
Để lại một bình luận