Bạn có biết rằng việc chảy máu cam thường là bệnh khổ biến ở trẻ em liên quan tới vùng tai mũi họng. Bố mẹ không nên quá lo lắng, bối rối nhưng cũng tuyệt đối không được xem thường. Điều quan trọng cần biết quan sát theo dõi trẻ và xử lý sao cho đúng cách.
Tại sao trẻ bị chảy máu cam?
- Tổn thương màng mạch trong mũi: Nguyên nhân này chiếm đến 90 % các trường hợp bị chảy máu cam ở trẻ em. Bé thường hay có thói quen thò tay vào ngáy mũi một cách vô thức hoặc cho các bộ phận đồ chơi nhỏ vào mũi gây ra xước niêm mạc mũi. Hoặc do độ ẩm trong phòng bé không đủ khiến cho màng nhầy của vách ngăn mũi mất đi tính đàn hồi và sức co giãn. Như vậy, chỉ cần trẻ chà xát mũi hay hắt hơi cũng có thể gây ra chảy máu cam. Bởi vậy, những khi thời tiết mùa đông, không khí khô hay dùng điều hòa phòng nhiều, mẹ nên xịt nước khoáng biển cho bé thường xuyên.
- Khối u lành tính hoặc ác tính: Một số trường hợp chảy máu cam là do trẻ có khối u lành tính hoặc ác tính trong mũi. Để đảm bảo an toàn cần phải kiểm tra để được chuẩn đoán chính xác.
- Thời tiết quá nóng: Không chỉ riêng trời mùa đông, với nhiệt độ cao ở thời tiết mùa hè có thể làm cho mạch máu trong mũi của bị vỡ, đặc biệt với trẻ có tật ngoáy mũi.
- Viêm mũi mãn tính: Điều này cũng làm cho các động mạch và tĩnh mạch trong khoang mũi có những dấu hiệu bất thường khiến trẻ dễ bị chảy máu mũi.
Ngoài ra, tồn tại một số nguyên nhân khác khiến trẻ bị chảy máu cam như thiếu vitamin C, viêm mạch máu, bệnh di truyền về thay đổi cấu trúc thành mạch máu …. Những điều này sẽ làm tăng tính thấm của mạch dễ dẫn đến chảy máu cam ở trẻ em.
Khi trẻ bị chảy máu cam mẹ nên làm gì?
Nếu phát hiện ra trẻ bị chảy máu cam thì mẹ nên bình tĩnh làm theo các bước sau đây:
- Lau sạch phần máu chảy ra ngoài cánh mũi rồi cho trẻ cúi người ngả về phía trước để tránh máu chảy xuống cuống họng.
- Dùng ngón trỏ và ngón cái bóp chặt hai cánh mũi của trẻ. Tuy nhiên không bóp vào phần xương sống mũi vì như vậy sẽ không giúp cầm máu, cũng không nên ấn một bên cánh mũi.
- Bóp cánh mũi khoảng 10 phút, để trẻ thở bằng miệng. Trong thời gian chờ đợi trẻ nên xem tivi để quên đi cảm giác máu chảy. Sau khi thả tay ra thì kiểm tra xem máu đã ngừng chảy chưa?
- Bạn có thể chườm lạnh hoặc chườm khăn mát vào gốc mũi và má của trẻ hoặc cho trẻ ngậm viên đá. Việc làm này để giúp mạch máu mũi co lại, hạn chế quá trình chảy máu.
- Nếu trẻ có máu trong miệng từ mũi chảy xuống thì cần phải nhổ ra ngoài không nên nuốt máu bởi sẽ gây ra nôn.
- Bạn có thể cho bé uống một chút nước mát để giảm căng thẳng và giảm mũi tanh trong miệng do máu gây ra.
Khi nào bạn cần đưa bé tới bệnh viên?
Nếu bé có những triệu chứng như sau đây thì mẹ nên cho bé tới viện sớm để được kiểm tra chuẩn đoán sớm:
- Máu mũi chảy nhanh, khó cầm, mất máu ngày càng nhiều, sau 20 phút vẫn chưa cầm được máu
- Chảy máu mũi thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần
- Chảy máu cam do chấn thương, ngã, bị đấm vào mặt
- Chảy máu cam kết hợp với chóng mặt, người yếu, mệt mỏi
- Đang dùng thuốc chống đông máu hoặc một loại thuốc mới nào đó nhưng bị chảy máu mũi
- Chảy máu cam kết hợp với những vết tím khó hiểu trên cơ thể, máu trong phân và nước tiểu
Từ khóa được tìm kiếm:
- cách uy khi trẻ bị chảy máu cam
- https://babaucanbiet com/chay-mau-cam-o-tre-em-nen-xu-ly-nhu-the-nao/
- bị chảy máu cam thì làm gì
- các mạch máu trong mũi hay bị vỡ phải làm sao
- chay mau cam lam cach nao
- chảy máu cam ở bé uống gì
- làm gì khi bị chảy máu cam
- smallaxg
- trẻ em nên uống cam như thế nào
Để lại một bình luận