Lạm dụng kháng sinh mỗi khi con bị cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản … có thể gây ra những bất lợi về sức khỏe sau này cho con. Dưới đây là 4 bệnh hô hấp trẻ hay mắc phải nhưng không nhất thiết phải dùng kháng sinh cho con.
Thực tế, nhiều bố mẹ cho rằng kháng sinh là thần dược trị dứt điểm mọi bệnh tật của trẻ. Tuy nhiên, chuyện trẻ dưới 5 tuổi, 1 năm mắc tới 4-10 lần các bệnh liên quan đến đường hô hấp là chuyện bình thường. Nếu ngay từ đầu bố mẹ sử dụng kháng sinh ngay cho bé sẽ không tốt cho sự phát triển của bé sau này. Hơn nữa, cơ thể bé cần thời gian từ 5-6 ngày hoặc hơn 1 tuần để hệ miễn dịch hoạt động giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Dưới đây là 4 bệnh hô hấp trẻ hay mắc phải nhưng không nhất thiết phải dùng kháng sinh cho con:
Cảm cúm
Khi thời tiết thay đổi, sức đề kháng của trẻ yếu đi thường là nguyên nhân dẫn tới viêm nhiễm đường hô hấp gây ra các biểu hiện như sốt, đau họng, chảy nước mũi, ho khan hoặc ho có đờm …Bệnh cảm cúm này là do virus gây ra bởi vậy cha mẹ nên dành thời gian bổ sung vitamin, khoáng chất qua chế độ ăn uống để tăng sức đề kháng tự nhiên cho con, thay vì bắt con uống kháng sinh.
Tăng sức đề kháng cho trẻ
Viêm họng
Trẻ em bị viêm họng thường gây ra ho dữ dội, sốt cao gây khó nuốt, biếng ăn, mệt mỏi. Những trường hợp đau họng này phần lớn là do virus, trong khi kháng sinh chỉ tiêu diệt được vi khuẩn, không có hiệu lực với virus. Bởi vậy cho con uống thuốc kháng sinh để trị bệnh cho bé chưa chắc đã là tốt.
Khi bé bị đau họng, đầu tiên bố mẹ nên cho con vệ sinh mũi họng sạch sẽ bằng cách súc miệng nước muối, hút sạch nước mũi và hạ sốt đúng cách cho bé. Đồng thời cần kết hợp với chăm sóc bữa ăn và bổ sung dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng cho trẻ phù hợp.
Tuy nhiên, mẹ chú ý các trường hợp viêm họng do sốt cao trên 38,5 độ, có xuất hiện đốm trắng trên amidan, hắt hơi, sưng hạch ở cổ … thì có nhiều nguy cơ bé bị viêm họng do liên cầu khuẩn. Khi đó, bạn cần cho bé đi kháng bác sĩ ngay để được chỉ định dùng kháng sinh phù hợp.
Viêm phế quản
Những trẻ bị mắc bệnh nhiễm trùng như cúm, sởi, ho gà ….thường có thể chuyển thành viêm phế quản. Trường hợp này bác sĩ cần kê thuốc giảm ho, long đờm, tiêu đờm, giãn phế quản … tùy theo mức độ bệnh. Bố mẹ cần theo dõi tình trạng bệnh của con và sử dụng thuốc kháng sinh cần thiết khi có những bằng chứng về việc bé đang bị nhiễm khuẩn. Bệnh viêm phế quản để tiến triển nặng sẽ dẫn tới viêm phổi.
Viêm mũi xoang dị ứng
Những trẻ có cơ địa dị ứng thường dễ bị hắt hơi, chảy mũi, ho, đau đầu, sốt nhẹ khi thay đổi thời tiết. Đây chính là những triệu chứng của bệnh viêm mũi xoang dị ứng. Khi triệu chứng bệnh kéo dài trong 1 tuần hoặc lặp lại nhiều lần thì có thể trẻ đã nhiễm khuẩn thứ phát.
Cách phòng và chăm sóc trẻ bị bệnh về đường hô hấp đúng cách như sau:
Vệ sinh mũi họng: Vệ sinh bằng nước muối sinh lý 2-3 lần mỗi ngày để giúp mũi thông thoáng, giảm chất nhày, dịch mũi.
Mặc ấm hoặc thoáng theo thời tiết: Nếu trời trở lạnh thì trẻ nên mặc ấm và giữ không khí trong phòng ấm. Nếu trời nóng thì cần mặc quần áo thoáng mát, lau khô mồ hôi thường xuyên để tránh quạt thổi vào người. Nếu bật điều hòa thì không nên để nhiệt độ quá lạnh hoặc gió thổi trực tiếp vào người.
Ăn uống đầy đủ dưỡng chất: Những bữa ăn cần bằng dinh dưỡng giúp nâng cao hệ miễn dịch để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, trẻ ốm thường dễ nôn ọe, khó ăn nên mẹ nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để đảm bảo đủ năng lượng.
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: Căn bệnh về hô hấp thường dễ tái phát ở môi trường không khí bụi bặm, ít thông thoáng, nhiều khói bụi ô nhiễm, lông thú nuôi. Để hạn chế trẻ mắc các bệnh này mẹ nên chú ý dọn dẹp giường ngủ, đồ dùng gọn gàng ngăn nắp. Tránh khói thuốc lá và những tác nhân gây dị ứng có hại để trẻ hít phải.
Dùng thuốc giảm triệu chứng: Nếu bé sốt trên 38,5 độ thì mẹ cần dùng thuốc hạ sốt. Hoặc dùng thuốc ho thảo dược hoặc tự chế thuốc ho để tiêu đờm, giảm ho …
Từ khóa được tìm kiếm:
- trẻ phải dùng kháng sinh
Để lại một bình luận