Mặc dù nhiều bác sĩ đã cảnh báo về tình trạng nhiễm độc chì do sử dụng thuốc cam không rõ nguồn gốc. Nhưng nhiều phụ huynh vẫn tin vào lời mách của họ hàng, hàng xóm mua thuốc cam về trị biếng ăn, viêm da cho con. Hậu quả nhận lại khiến con phải vào viện cấp cứu vì nhiễm độc chì.
Bố mẹ cẩn trọng với việc dùng thuốc cam cho con
Theo tình trạng của một số bệnh viện Nhi, đặc biệt là BV Sản Nhi cho biết gần đây bệnh viện thường xuyên tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ co giật dẫn tới hôn mê, phải nhập viện cấp cứu do nhiễm độc chì. Một số các trường hợp tìm hiểu nguyên nhân là do sử dụng thuốc cam không rõ nguồn gốc.
Ở khoa hồi sức cấp cứu của bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, ngày 16/6/2017 đã tiếp nhận bé trai Bùi Anh. D 5 tháng tuổi tại Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Bé nhậm viên trong tình trạng biếng ăn, nôn tự nhiên, phân lỏng, đi ngoài nhiều lần, co giật toàn thân. Theo lời của người nhà bé D, thấy con bị viêm da cơ địa nên nhà đã mua thuốc cam về bôi da cho bé. Nhưng vừa bôi được không lâu bé D đã xuất hiện co giật, tím tái, bỏ bú khiến gia đình đưa cháu vào bệnh viện.
Một trường khác của bé Liễu Thùy V. ( 10 tháng tuổi) tại Văn Lãng, Lạng Sơn. Bé nhập viện trong tình trạng xuất hiện nôn, co giật toàn thân. Gia đình nói rằng bé từng bị ngã xe vòng từ 3 bậc thang xuống đất nhưng sau đó bé vẫn tỉnh táo, không sốt, chỉ bầm tím vùng mặt. Người nhà bé đã dùng thuốc Cam để bôi cho bé thì thấy xuất hiện tình trạng quấy khóc, khò khè, nôn co giật. Khi đến viện làm xét nghiệm lâm sàng thì phát hiện ra bé bị ngộ độc chì.
Trẻ bị ngộ độc chì sẽ gây ra tổn thương não bộ
Theo BS. Dương Văn Linh, Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu việc chuẩn đoán và điều trị các bệnh nhân bị ngộ độc chì gặp nhiều khó khăn. Bởi do phải kết hợp với các chuyên khoa như Hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, sinh hóa, huyết học … mới xác định được ngộ độc chì.
Tuy nhiên, hậu quả của việc ngộ độc chì ở trẻ em gây ra những tổn thương sâu sắc lên hệ thần kinh và não bộ, thậm chí gây ra tử vong. Chính bởi vậy, đây là lời cảnh bảo cho những bà mẹ nghe lời truyền miệng muốn chữa bệnh cho con khỏi chứng biếng ăn, mau tăng cân, lở loét, tưa lưỡi, viêm nhiễm, tiêu chảy … Các bác sĩ cũng khuyến cáo để đảm bảo an toàn cho trẻ, mẹ không nên sử dụng thuốc cam bừa bãi không có nguồn gốc hoặc mua từ các ông lang bà mế không có giấy phép hành nghề.
Một số trẻ khi nhiễm độc chì nhẹ sẽ không có những dấu hiệu rõ ràng, thậm chí bố mẹ dễ dàng bỏ qua. Tuy nhiên, khi mức độ chì trong máu đạt dưới 10mcg/dL thì sẽ gây ra những chứng bệnh tăng động, giảm tập trung ở trẻ và tỉ lệ nghịch với chỉ số IQ của trẻ sau này.
Để lại một bình luận