Đây là quãng thời gian bạn nên suy nghĩ đến việc làm sao để tránh rạn da, giảm nóng bức khi thai nhi sắp chuẩn bị bước sang kỳ tam nguyệt thứ ba. Và một điều thú vị ít mẹ biết tới, đây chính là lúc hệ tiêu hóa của bé hoạt động bình thường, thậm chí bé có thể thải ra phân su ngay khi còn trong bụng mẹ.
Cơ thể mẹ bầu ở tuần 19 thay đổi như thế nào?
Phần da tối màu: Đừng quá hoảng hốt khi bạn nhận ra mình xuất hiện những đốm nhỏ hoặc các vùng da tối màu phía cánh tay và chân. Thậm chí, ở ba tháng giữa thai kỳ này các mẹ bầu thường có vẻ xanh xao hơn. Đó là do oestrogen trong cơ thể bạn cao lên chứ không phải bạn bị thiếu máu.
Rốn nhô ra: Nếu trước khi rốn của mẹ thụt vào trong thì khi em bé đang lớn trong bụng rốn của bạn có phần hơi nhô ra và càng lúc càng rõ. Và đặc biệt, sau khi sinh em bé xong, rốn của bạn cũng thay đổi so với thời còn con gái.
Quen dần với bộ ngực mới: Giờ đây mẹ có thể làm quen với dáng vẻ của bộ ngực mới. Bạn sẽ không còn quá bất ngờ về sự thay đổi về kích cỡ cũng như màu sắc của núm vú như trước. Tuy nhiên, càng về sau núm vú của bạn sẽ to hơn và quầng vú sẽ có màu thẫm hơn,
Chứng mất ngủ: Một số mẹ tỏ ra khá nhạy cảm với giấc ngủ trong thời gian này. Bạn khó khăn hơn để đi vào giấc ngủ vì những mệt mỏi nơi làm việc, kèm theo chứng nghẹt mũi, đau nhức vùng bụng, thậm chí là táo bón. Hãy thử sắm cho mình một chiếc gối ôm hỗ trợ và tập cho chồng cách chia sẻ công việc nhà nhiều hơn.
Thèm ăn những thức ăn lạ: Bạn có thể bắt đầu thèm thuồng những thứ kỳ lạ như nếm cát, than trong lò sưởi, lò nướng, phấn … Y học gọi đây là “Pica’’.Đây có thể là báo hiệu rằng cơ thể bạn đang chứa các chất có trong những thứ này. Bởi vậy, hãy đảm bảo chắc chắn về thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình đã đầy đủ và đa dạng.
Em bé tuần thai thứ 19 có gì mới?
Kích thước của em bé: Bước sang tuần thứ 19, thai nhi sẽ nặng chừng 300 g và chiều dài của bé từ đầu đến mông là khoảng 16.5 cm cỡ bằng một trái xoài to. Tới tuần thứ 20, bé sẽ được đo độ dài từ đầu đến ngón chân.
Thải phân su: Bé bắt đầu biết nuốt nhiều nước ối hơn kèm theo sự hoạt động của hệ tiêu hóa để thải ra phân su. Đây chính là chất dính màu đen sẽ tích tụ trong ruột của bé và được thải ra ngoài cơ thể trong vòng 1-2 ngày sau sinh.
Bé bắt đầu những biểu cảm đầu tiên: Não bộ và cơ thể của bé phối hợp với nhau để tạo ra những phản ứng của bé một cách có ngụ ý. Ví dụ như khi bạn nằm ở tư thế bé không thích, bé sẽ vặn vẹo để tìm không gian phù hợp trong bụng bạn.
Mẹ nên làm gì ở tuần thứ 19?
Kế hoạch cho một thai kỳ thoải mái: Bạn có thể nên kế hoạch tận hưởng thai kỳ thoải mái, giảm bớt mệt mỏi bằng những biệt phát như sử dụng nến thơm, thường xuyên đi massage cơ thể, mua gối ôm hoặc một bộ đồ ngủ mới.
Lưu giữ kỷ niệm: Những bức hình hai vợ chồng trong thai kỳ, hình siêu âm của bé hay video của hai vợ chồng là kỷ niệm quý gía của gia đình. Bạn nên nhớ lưu lại để
Đừng quên làm đẹp bản thân: Bạn không nên lãng quên đi bản thân trong thời gian mang bầu. Hãy thử trang điểm, làm tóc mới hoặc thử một thú vui mới như đọc sách, đi bộ … để bạn trở nên mới mẻ và quyến rũ hơn.
Bạn có thể tham khảo bài viết khác ở dưới đây
Thai nhi tuần thứ 18: Bụng bạn trở thành sân đá banh cho bé
Thai nhi tuần thứ 20: Đừng quá lo lắng với hiện tượng giãn tĩnh mạch
Từ khóa được tìm kiếm:
- https://babaucanbiet com/thai-nhi-tuan-19/
- bà bầu 19 tuần
- thai 19 tuan nam trong bung me nhu the nao
Để lại một bình luận