Nếu mẹ thấy trẻ thường xuyên bị nôn trớ thì đừng nghĩ rằng đó là do bé ăn quá no hoặc đồ ăn chưa băm nhỏ, xay nhuyễn. Đây chính là một trong những biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày.
Dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày
Hiện tượng trào ngược nếu xảy ra trong thời gian ngắn, tần suất ít, sau ăn và không gây ra triệu chứng gì thì đó là trào ngược dạ dày sinh lý. Trong khi, trào ngược dạ dày bênh lý thường kéo dài hơn và gây ra các triệu chứng lâm sang khác nhau.
Nếu mẹ thấy bé dưới 6 tháng tuổi, một ngày bị trớ sữa vài lần nhưng vẫn chơi đùa, lên cân đều đặn, không bị khò khè tái đi tái lại thì có thể bé đang bị trào ngược dạ dày sinh lý, hiện tượng này một thời gian sẽ hết. Trong khi trẻ sau 1 tuổi mà vẫn bị ọc sữa, chậm lên cân, gầy gò, biếng ăn, bị khò khèo kéo dài thì có khả năng đangbị trào ngược dạ dày bệnh lý.
Cách chăm sóc trẻ bị dạ dày trào ngược
Bệnh trào ngược dạ dày nếu không được điều trị dứt khoát có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là bệnh này gây ra tình trạng viêm thực quản, các bệnh liên quan đến đường hô hấp, viêm xoang, viêm tai, suy dinh dưỡng, chậm lớn.
Tùy theo từng đối tượng trẻ khác nhau mẹ nên chú ý rèn luyện cho bé thói quen ăn uống, chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Nếu trẻ bú mẹ: Nên cho bé bú bầu vú bên trái trước sau đó mới chuyển bé sang vú bên phải để tư thế của trẻ nằm khi bú phù hợp, khiến sữa dễ dàng xuống dạ dày không bị trào ngược trở lại.
- Nếu bú bình: Để đầu núm vú bình sữa luôn đầy, không để bình sữa nằm nghiêng. Thêm nữa, khi cho bé bú nên để đầu của bé cao hơn trong 15 – 20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi sau đó mới đặt nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi cao. Việc làm này giúp trẻ bú nằm không bị sặc, trớ sữa.
Thêm nữa, khi cho trẻ bú nên hạn chế để con quấy khóc nuốt nhiều hơi sẽ khiến dạ dày căng tức. Sau khi bú xong cần bế bé theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi. Sau đó nhẹ nhàng đặt bé nhằm nghiêng sang trái, kê gối hơi cao.
- Chú ý không nên ép trẻ ăn quá nhiều ở một bữa mà nên chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Thời gian tối thiểu giữa 2 lần bú thường tối đa 4-5 giờ.
- Chỉ được dùng thuốc cho bé khi biện pháp điều chỉnh chế độ ăn và tư thế bú không hiệu quả.
- Đối với trẻ lớn hạn chế cho bé ăn nhiều các loại hoa quả có chứa axit không tốt cho dạ dày như cam, dưa hấu, dứa … Ngoài ra, không nên cho bé ăn tối muộn trước khi đi ngủ làm dạ dày phải chịu nhiều gánh nặng.
Để lại một bình luận