Bước vào tuần thứ 2 của kỳ tam cá nguyệt thứ 2, bé đang phát triển một cách nhanh chóng. Đây là thời gian nhu cầu canxi trong cơ thể mẹ vô cùng cao để bắt đầu cho bé bộ xương cứng… và còn nhiều sự thay đổi nữa của mẹ và em bé chắc chắn bạn chưa biết tới!
Thai nhi tuần 15 có gì mới?
Kích thước của thai nhi: Mẹ có thể cảm nhận được sự phát triển một cách nhanh chóng của em bé trong bụng. Trọng lượng của thai nhi lúc này đã tăng gấp đôi và chiều dài tính từ đầu tới mông khoảng 10,1 -11,5 cm.
Hình thành phản xạ thị giác: Bé có thể cảm nhận được ánh sáng trong bụng mẹ dù hai mắt vẫn khép chặt. Khi mẹ chiếu một luồng ánh sáng vào bụng mình, bạn sẽ nhận thấy bé đang di chuyển cử động để tránh khỏi luồng ánh sáng mạnh nhất.
Huy động canxi để xương cứng cáp: Đây là giai đoạn cơ thể mẹ cần nhu cầu canxi cao nhằm giúp cho bé hình thành bộ xương cứng cáp hơn và các chồi răng dưới lợi.
Xác định giới tính: Bác sĩ hoàn toàn có thể xác định được giới tính của em bé thông qua siêu âm. Tuy nhiên, kết quả không hẳn đã chính xác 100 % bởi chúng còn phụ thuộc vào tư thế của em bé trong bụng mẹ. Nếu bé nằm bắt chéo chân hoặc úp người thì rất khó kết luận được giới tính của em bé.
Sự thay đổi của mẹ bầu tuần thứ 15
- Tính tình thay đổi sớm nắng chiều mưa: Với sự thay đổi hormone trong cơ thể mẹ bầu nên tính tình của bạn có thể trở nên thất thường, dễ thay đổi dễ tủi thân. Thậm chí một vài mẹ còn mắc tính hay quên hoặc khó tập trung vào vấn đề nào đó.
- Có thể nhận biết thai máy: Nhiều mẹ bầu nhận biết thai máy sớm từ tuần thứ 15, tuy nhiên có người phải tới tuần thứ 17 hoặc lâu hơn mới cảm nhận được cử động của em bé. Những chuyển động của em bé ban đầu có thể cảm thấy như tiếng vỗ nhẹ, ợ hơi hay lách tách như tiếng bắp rang. Nếu mẹ chăm chú để ý thì sẽ thấy những cử động này ngày một rõ ràng hơn.
- Ngạt mũi hoặc chảy máu cam: Vẫn còn tiếp tục những triệu chứng này ở một vài mẹ bầu do sự gia tăng lưu lượng máu trong cơ thể. Đừng quá hoảng loạn hay lo sợ khi bạn bỗng nhiên bị chảy máu cam.
- Thân nhiệt bà bầu cao hơn bình thường: Nếu bạn thấy mình thường xuyên cảm thấy nóng bức khó chịu trong khi những người xung quanh thì không, đó là biểu hiện bình thường. Lượng máu lưu thông trong cơ thể bạn sẽ tăng lên gấp đôi lên có thể làm cho mẹ bầu luôn cảm giác nóng bức, khó chịu.
- Chỉ định tiến hành chọc ối: Để yên tâm về tình hình sức khỏe của cả mẹ và em bé thì bạn cần tới đầy đủ những buổi khám thai quan trọng. Đôi khi bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiến hành chọc ối vì một vài lý do, thời điểm phù hợp để làm việc này là từ thời điểm này cho tới tuần thứ 18.
Lời khuyên cho mẹ bầu tuần thứ 15
- Nằm nghiêng sang trái: Đây là tư thế giúp tăng cường sự tuần hoàn cho mẹ. Đặc biệt chị em nên tránh nằm ngửa hoặc nằm sấp vì nó khiến tử cung bị đè nén và giảm lượng máu truyền tới thai nhi, Bạn có thể đặt gối phía sau và giữa hai chân để giúp cảm thấy thoải mái, ngủ ngon giấc hơn.
- Thời điểm tuyệt vời cho khoảnh khắc lãng mạng: Một số người cho rằng khi em bé phát triển to hơn về cuối thai kỳ, mẹ rất khó có thể đi du lịch. Chính vì vậy, đây là khoảng thời gian lý tưởng cho một chuyến đi lãng mạn giữa hai vợ chồng. Chuyến đi vừa giúp cho mẹ bầu thoải mái hơn, vừa ghi lại những hình ảnh tuyệt đẹp trong thời gian bầu bí của hai vợ chồng.
- Hãy mua một vài sách về chăm sóc trẻ sơ sinh: Bạn nên tới hiệu sách gần nhà để mua một vài cuốn sách về sức khỏe thai sản cũng như chăm sóc trẻ sơ sinh. Hãy dành một chút buổi tối để nghiên cứu chúng và thư giãn nghe nhạc nhẹ, ngả nhẹ người vào gối. Chắc chắn bạn sẽ có một giấc ngủ ngon hàng tối.
Mẹ có thể tham khảo thêm thông tin ở các bài viết dưới đây:
- Thai nhi tuần 14: Những cuộc khám thai đã được hẹn trước
- Thai nhi tuần 16: Bé đã biết nấc cụt
Từ khóa được tìm kiếm:
- thai nhi 15 tuần tuổi 3 ngày đã hình thành đủ giới tính chưa
- Sieu am nham luc thai 15 tuan tuoi
- nhận biết giới tính của thai nhi bắt đầu tuần nào
- khám thai tuần 15
- mẹ bầu 15 tuần
- em bé nằm sấp khi siêu âm
- thai tuan 15
- thai 15 tuan be khep chan
- Thai 15 tuan sieu am da chinh xac 100% chua
- thai nhi 15 tuần
Để lại một bình luận