Bước sang tuần thứ 2 của thai kỳ kéo dài 40 tuần, cả mẹ và thai nhi cùng bắt đầu có những thay đổi rõ dần hơn. Ngay lúc này đây, lời khuyên cho mẹ vẫn là cố gắng duy trì chế độ dinh dưỡng cũng như chuẩn bị sức khỏe cho thai kỳ.
Cơ thể của mẹ
Những thay đổi có thể nhận thấy ở cơ thể của mẹ là:
- Vùng bụng dưới bắt đầu có cảm giác “có gì đó”, có thể là căng cứng một chút nặng nặng một chút. Đó là cảm giác mà mẹ tinh ý có thể cảm nhận được.
- Cơn nghén bắt đầu hình thành rõ rệt và thường xuyên hơn. Ngay lúc này bạn nên bắt đầu làm quen với nó. Cảm giác nhờn nhợn, hay cảm giác khó chịu bắt đầu khiến bạn nhạy cảm với cái mùi đồ ăn, đặc biệt là các món ăn có mùi nặng, thậm chí đồ ăn của vật nuôi,… bạn cũng có thể cảm thấy khó chịu.
- Tầng suất đi tiểu nhiều hơn bình thường. Bởi, khối lượng máu được gia tăng, áp lực từ tử cung bắt đầu đè xuống bàng quang.
- Khuôn ngực bạn cũng có thay đổi. Bạn có thể cảm thấy ngực tròn đầy hơn, đầu ti ngực nhạy cảm hơn. Lúc này đây, với một số mẹ bầu có khuôn ngực nhỏ sẽ có được bộ ngực đầy đặn hơn. Điều này cũng được một số mẹ thích thú đón chào.
- Khi phôi thai bắt đầu làm tổ trong tử cung có thể mẹ bầu sẽ rỉ rò một chút máu. Điều này không đáng quan ngại. Nhưng nếu ra máu bất thường mẹ nên chú ý đi thăm khám nhanh chóng nhé.
Tuần thứ hai của mẹ cũng bắt đầu có những cảm xúc khác lạ. Mẹ vẫn đang ngóng trông liệu có kinh hay không là để xác định có đúng là mình mang thai hay không? Cảm giác bồn chồn lo lắng, thậm chí bất an sẽ qua mau khi mẹ quá ngày hành kinh mà vẫn chưa thấy có kinh nguyệt và que thử cho ra kết quả dương tính. Lúc này mẹ cần sự chia sẻ và động viên rất nhiều từ người thân và bạn bè.
Sự phát triển của thai nhi
Thai nhi của bạn sẽ lớn lên từng ngày. Mỗi giai đoạn sẽ đánh dấu mốc phát triển đáng kinh ngạc. Ở tuần thứ hai này, những thay đổi được ghi nhận của thai nhi là:
- Thai nhi vẫn còn rất nhỏ và với mắt thường thì không thể quan sát được.
- Bên trong thai nhi vẫn tiếp tục sự phát triển thông qua quá trình hình thành phân chia tế bào. Mỗi tế bào sẽ được lập trình ngay từ đầu cho việc hình thành các cơ quan, bộ phận khác nhau. Mỗi tế bào sẽ nhận một nhiệm vụ và không chồng chéo lên nhau.
- Giới tính của thai nhi cũng đã được xác định rõ ràng ngay lúc này. Thai nhi sẽ là con gái nếu trứng thụ tinh với tinh trùng mang nhiễm sắc thế X, và ngược lại bạn sẽ đang mang trong mình một bé trai nếu trứng thụ tinh với tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y.
Mẹ nên làm gì khi mang thai ở tuần thứ hai
Mẹ sẽ là ngôi nhà bao bọc và che chở cho thai nhi suốt thai kỳ. Vì vậy hãy chủ động mọi lúc.
- Giữ gìn và chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho thai kỳ của mình. Giữ thói quen rèn luyện sức khỏe cũng như duy trì sinh hoạt lành mạnh là điều nên làm trong thời gian mang thai như ăn uống dinh dưỡng, vận động điều độ, cân bằng…
- Chuẩn bị que thử thai để xác định nhanh chóng kết quả mang thai. Que thử không cần mua loại đắt tiền hãy sử dụng loại phổ biến là được rồi mẹ nhé! Hãy lưu giữ que lại khi bạn đã test chắc chắn mang thai. Đó sẽ là vật chứng đáng để lưu lại làm kỷ niệm cho mẹ và bé của bạn nữa.
- Hơn lúc nào hết, những triệu chứng nghén sẽ hành hạ bạn. Nhưng hãy nhớ đó chỉ mới là khởi đầu mà thôi. Hãy tập quen với nó. Mẹ nên tìm hiểu thêm những thông tin về nghén thai kỳ để có giải pháp chống đỡ qua thời kỳ này hiệu quả nhất.
- Hãy luôn chia sẻ tâm trạng của mình với người thân như chồng, ba mẹ hay anh chị em bạn bè. Chính họ là những người sẽ cùng bạn trải qua những cung bậc cảm xúc khó quên suốt thai kỳ.
Tìm hiểu tiếp giai đoạn thai nhi 3 tuần tuổi hoặc xem lại giai đoạn thai nhi 1 tuần tuổi nhé!
Từ khóa được tìm kiếm:
- sự phát triển của thai nhi tuần 2
Để lại một bình luận