Mẹ nào khi mang bầu cũng đều biết tới những cú đá hay nấc cục của thai nhi trong bụng mẹ. Đây chính là tín hiệu giao tiếp đầu tiên giữa mẹ và bé mang nhiều ý nghĩa ẩn chứa đằng sau.
Khi nào mẹ cảm nhận được cú đá của trẻ?
Muộn nhất là vào tuần thứ 24 của thai kỳ, các mẹ sẽ có cảm nhận những cú đạp đầu tiên của bé.Tuy nhiên, trước đó rất lâu bé đã bắt đầu cử động rồi, nhưng có thể cử động này quá yếu ớt nên khiến mẹ khó nhận ra. Đối với những bà mẹ đã sinh nở lần 2 thì mẹ có thể nhanh chóng phát hiện ra cử động đầu tiên của bé, đôi khi là ở tuần thứ 12 của thai kỳ.
Tại sao bé lại đá banh trong bụng mẹ?
Phản ứng bế đá banh trong bụng mẹ thật ra là sự di chuyển của bé xung quanh ngôi nhà thân yêu của mình. Bất cứ khi nào bên ngoài quá ồn ào hay mẹ ăn quá no, quá cay thì bé sẽ có thể đạp tưng bừng bên trong bụng mẹ đấy nhé!

Khi thai nhi phát triển lớn hơn, bé có thể thay đổi bằng nhiều các động tác như gồng mình, căng người, duỗi chân, duỗi tay để thấy thoải mái hơn
Khi thai nhi phát triển lớn hơn, bé có thể thay đổi bằng nhiều các động tác như gồng mình, căng người, duỗi chân, duỗi tay để thấy thoải mái hơn. Nếu bạn thấy bé đạp hãy thay đổi tư thế nằm hoặc đi lại nhẹ nhàng để bé trở nên dễ chịu hơn. Ngoài ra, yoga cũng là cách để mẹ bầu cảm thấy thư giãn, thư thái hơn, đồng thời giảm tình trạng đạm quá nhiều trong bụng mẹ.
Bé đạp như thế nào là bình thường?
Mẹ có thể theo dõi sự cử động của bé để biết trẻ đang phát triển bình thường. Trung bình số lần đạp của bé trong một ngày sẽ thường từ 15-20 lần. Tuy nhiên bé không đạp đều mà thường tuỳ vào thói quen sinh hoạt của mỗi bé. Nhiều mẹ nhận thấy bé hay đạp nhiều vào buổi đêm, trong khi một số khác thì chỉ đạp vào buổi sáng. Thời gian cảm nhận rõ nhất những cú đá của bé thường là sau bữa ăn và vào buổi chiều.

Một số các trường hợp trẻ giảm cử động trong bụng mẹ là do dấu hiệu của hiện tượng suy thai, thiếu dinh dưỡng hoặc oxy
Liệu có nên lo lắng khi bé giảm cử động?
Một số các trường hợp trẻ giảm cử động trong bụng mẹ là do dấu hiệu của hiện tượng suy thai, thiếu dinh dưỡng hoặc oxy. Nếu để an toàn và yên tâm bạn nên đi khám bác sĩ để tiến hành những siêu âm và kiểm tra lưu lượng máu tới thai. Nhờ vậy, bác sĩ sẽ phát hiện sớm và trao đổi cụ thể với mẹ những trường hợp xấu có thể xảy ra.
Tuy nhiên, một lưu ý đặc biệt cho mẹ bầu là từ tuần thứ 36 trở đi trẻ có thể vận động ít hơn so với trước. Nguyên nhân chính là do trẻ khá lớn, không gian cử động vì vậy mà bị thu hẹp lại nên rất chật chội với bé. Vào thời điểm này, trẻ có xu hướng dùng tay khám phá khuôn mặt và cơ thể của mình, thậm chí còn chơi đùa với dây rốn.
Những cú đạp có thể hiện tính cách của bé sau này?
Tiến sĩ Jane DiPietro của trường đại học John Hopkins đã theo dõi hoạt động của hơn 50 thai nhi và cho đến khi chúng lớn tới 2 tuổi. Kết quả cho thấy tồn tại một mối liên kết giữa chuyển động trong tử cung và hành vi của trẻ trong những năm đầu đời, liên quan đến kiểm soát xung động, ức chế và tự điều chỉnh hành vi.
Trong khi đó, nhiều mẹ thì cho rằng bé hay đạp khi còn trong bụng mẹ thì lúc chào đời thường sẽ là một đứa trẻ hiếu động và nghịch ngợm.
Từ khóa được tìm kiếm:
- ba bau co nen uong siro chanh leo ko
Để lại một bình luận