Giá đỗ là món ăn quen thuộc trong các gia đình bởi chúng vừa có thể ăn sống, vừa có thể nấu chín bình thường. Không thể phủ nhận được những lợi ích về dinh dưỡng mà giá đỗ mang lại cho sức khỏe con người nhưng chúng có thể trở thành còn dao 2 lưỡi nếu khi chế biến bạn quên mất những quy tắc sau đây.
Thành phần dinh dưỡng của giá đỗ khá phong phú. Trung bình trong 100 g giá đỗ có chứa 5.5g protid, 5.3 glucid, 38 g Ca, 91 mg P, 1.4 mg Fe, 0.2 mg vitamin B1, 0.13 mg vitamin B2, 0.75 mg vitamin PP, 0.09 mg vitamin B6, 10 mg vitamin C. Những dưỡng chất này thực sự cần thiết cho bữa ăn hàng ngày, bên cạnh đó, giá đỗ cũng chứa nhiều protein, vitamin C hay các khoáng chất amino acid. Dưới đây là những liệt kê sai lầm khi chế biến giá đỗ không đúng cách, gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cả gia đình.
Xào giá đỗ với gan lợn
Giá đỗ với gan lợn vốn là 2 thực phẩm kiêng kị lẫn nhau khi chế biến cùng nhau chúng sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có. Thực vậy, giá đỗ có nguồn vitamin C rất phong phú trong khi gan lợn là chứa lượng đồng lên tới 2.5 mg /100 g và 25 mg sắt. Khi gan lợn kết hợp với giá đỗ, lượng vitamin C sẽ bị oxy hóa hết biến thành chất bã mất hết tác dụng.
Ngoài ra, mẹ cũng không nên nấu gan động vật với các loại rau cần, rau mùi, cải xoăn bởi chúng có thể làm oxi hóa hết các vitamin C có trong rau củ. Hơn nữa, các loại rau củ này chứa nhiều chất cellusoe và acid oxalic khi ăn kèm với gan động vật có thể làm rối loạn quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.
Ăn giá đỗ khi đói bụng
Bên cạnh những giá trị dinh dưỡng mà giá đỗ mang lại thì một số người bị bệnh đau nhức chân tay, tay chân lạnh, đi ngoài phân lỏng thì không nên ăn giá đỗ. Đó là bởi thực phẩm này có tính hàn nếu ăn vào bệnh tình sẽ càng thêm nặng hơn.
Hơn nữa, do hàm lượng vitamin C khá cao bạn cũng không nên ăn giá khi đang đói, điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho dạ dày. Nếu cố tình ăn giá khi đói và ăn với số nhiều, bạn có thể mắc các bệnh khiến khí huyết ngừng trệ, mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, yếu tỳ vị dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa.
Ăn giá sống, giá tái
Ăn giá đỗ sống hay giá chưa chín có nguy cơ bị ngộ độc nếu như bụng yếu. Bởi giá thường được làm ở nhiệt độ 30 -35 độ C, đây chính là môi trường hoàn hảo cho các vi sinh vật phát triển mạnh.
Chính bởi vậy, nếu ăn giá sống chưa rửa sạch bạn có thể dễ bị nhiễm khuẩn vi sinh vật. Khi gặp vi sinh vật có hại tất yếu sẽ gây đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn. Đặc biệt đối với bà bầu nên hạn chế ăn giá chưa chín bởi chúng sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Đối với người bình thường, muốn ăn giá sống thì nên chần qua nước sôi hay rửa sạch và ngâm nước muối kĩ.
Ăn giá đỗ khi đang uống thuốc
Bản chất giá đỗ có tính giải độc nên với một số các loại thuốc nếu ăn giá đỗ gần như không đạt được tác dụng. Bởi vậy, khi uống thuốc điều trị bệnh thì bạn nên hạn chế ăn giá đỗ gần với thời gian uống thuốc để tránh làm giảm tác dụng của thuốc.
Chọn nhầm giá bẩn
Nếu giá đỗ chỉ ngâm và ủ theo cách truyền thống với nước sạch thì sẽ đảm bảo vệ sinh và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên hiện nay xuất hiện một số cơ sở sản xuất giá đỗ có sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc từ đầu đến cuốn nên cọng giá không có rễ, mập mạp, trắng đẹp rất bắt mắt.
Khi tiêu thụ những loại giá đỗ này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người, dẫn tới bệnh ung thư nguy hiểm. Bởi vậy, nếu mua giá đỗ ở chợ, bạn nên chọn loại giá thân gầy, gài, màu không quá trắng và có rễ dài.
Để lại một bình luận