Nhiều trẻ em có cơ địa nhạy cảm nên thường dễ bị dị ứng thức ăn gây ra tình trạng phát ban, mẩn ngứa, sốt. Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến vào mùa hè, mẹ cần biết cách phòng và điều trị phù hợp cho trẻ bị dị ứng thức ăn.
Một số loại thực phẩm dễ gây cho trẻ bị dị ứng
Hải sản: Đây thường là tác nhân gây ra dị ứng thức ăn ở nhiều trẻ. Nhưng không phải bé sẽ dị ứng toàn bộ các loại hải sản, điều này phù thuộc vào cơ địa của từng bé. Một số trẻ dễ bị mẩn ngứa khi ăn tôm, cua, các loại ốc biển, trong khi có những bé lại bị tiêu chảy bởi các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá trích, cá chình, lươn, cá tầm, cá thu, cá kiếm … Mẹ nên chú ý cho bé làm quen với hải sản từng chút một rồi theo dõi, không nên cho trẻ ăn với hàm lượng lớn trong một lần.
Trứng: Trong lòng trắn trứng gà có một loại protein có thể gây ra dị ứng với một số trẻ em mẫn cảm với thành phần này.
Thực phẩm chua: Một số trái cây có vẻ lành tính, tốt cho sức khỏe nhưng lại có thể là nguyên nhân gây ra dị ứng thức ăn cho trẻ như dâu tây, cà chua… Đó là do hàm lượng axit khá cao trong các loại quả này.
Ngũ cốc: Một số người dị ứng với lạc ( đậu phộng) khá mạnh, thậm chí còn dẫn tới tình trạng tắt thở cho trẻ em bị hen suyễn. Ngay cả đậu nành và lúa mì bạn cũng nên cẩn thận khi cho bé thử nhé!
Sữa bò: Dị ứng sữa bò cũng là trường hợp phổ biến với trẻ bị mẫn cảm với thành phần đạm trong sữa bò. Biểu hiện chính của chứng dị ứng này là nôn mửa, mặt sung phù, phát ban hay thậm chí là phản vệ toàn thân.
Khi bé bị dị ứng thức ăn, mẹ nên làm gì?
Nếu mẹ nghi ngờ bé bị dị ứng thức ăn thì nên đưa con tới bác sĩ để được tư vấn và làm một số xét nghiệm kiểm tra chính xác, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.
Tuy nhiên, mẹ cần theo dõi cẩn thận kỹ càng bữa nào bé ăn món gì, phân như thế nào để phát hiện ra loại thực phẩm không phù hợp với con. Bạn cũng có thể theo dõi một vài mẹo dân gian giúp trẻ giảm bớt dị ứng, giải độc cơ thể như uống lá rau kinh giới …
Khi chọn thực phẩm cho con mẹ cũng nên tránh các loại có thể gây dị ứng hoặc thức ăn mà người lớn trong gia đình có tiền sử bị dị ứng. Với các loại đồ ăn đóng gói sẵn bạn nên đọc kỹ thành phần để xem có phù hợp với trẻ không?
Phòng ngừa cho bé không bị dị ứng thức ăn
Bạn nên nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu tiên. Tuy nhiên khi bắt đầu cho con ăn dặm thì nên cho bé bắt đầu bằng tinh bột và chất xơ. Sau một thời gian làm quen thì mẹ nên cho thêm đậu, thịt bò, thịt lợn. Khi con từ một tuổi trở lên mẹ hãy bổ sung thêm trứng, tôm, cua, cá hay lươn.
Cần tránh cho bé dùng các loại thức ăn chế biến theo kiểu công nghiệp như thịt xông khói, thịt muối.
Khi bé đã quen với một loại thức ăn mới, mẹ nên cho bé ăn từ từ, từng chút một và theo dõi trong 3-4 ngày đầu. Ngoài việc theo dõi cơ thể, mẹ cần để ý phân bé để biết trẻ có bị dị ứng với thành phần của thức ăn không thì lần sau sẽ chú ý bỏ nó ra khỏi thực đơn của bé.
Để lại một bình luận