Nhiệt miệng là một dạng viêm loét niêm mạc miệng khiến bà bầu cảm thấy khó chịu, đau nhức và chán ăn. Đặc biệt dùng thuốc ở bà bầu là điều cực kỳ hạn chế, vậy phương pháp tự nhiên nào có thể giúp trị nhiệt miệng an toàn và hiệu quả?
Thông thường, hiện tượng nhiệt miệng tồn tại bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi do đồ ăn bạn thiêu thụ hàng ngày chứa quá nhiều chất béo, đạm khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, dẫn tới niêm mạc miệng bị nung đốt gây viêm loét, nứt nẻ.
Thêm nữa, sự thay đổi hormone trong cơ thể cũng khiến cho thân nhiệt bà bầu tăng lên, cơ thể bà bầu dễ bị nóng hơn bình thường. Hơn nữa, hệ miễn dịch bị suy giảm nên bà bầu dễ có nguy cơ bị tấn công bởi vi khuẩn có hại. Khi có cơ hội tốt, các vi khuẩn xấu có thể sinh sôi và tấn công vào miệng và lưỡi của bà bầu. Đồng thời những áp lực về tinh thần, căng thẳng thường xuyên cũng gây ra tình trạng này.
Mẹo trị nhiệt miệng an toàn cho bà bầu
Ngậm nước chanh muối
Nước chanh muối có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả và ngăn ngừa vết lở loét lan rộng. Chính bởi vậy, khi phát hiện ra tình trạnh nhiệt miệng, chị em nên tích cực ngậm chanh muối ngày từ 2-3 lần.
Uống nước râu ngô
Trong dân gian, nước ngô đóng vai trò giúp thanh nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể. Chính bởi vậy, nước rau ngô tươi đun lên thường giúp trị vết nhiệt nhanh lành hơn. Bạn nên thử biện pháp này khi bắt đầu phát hiện ra những vết nhiệt đang vừa mới chớm.
Cà chua
Các bài thuốc Đông y đều cho thấy cà chua có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Khi bị nhiệt, mẹ bầu nên nhai cà sống sẽ công hiệu hơn. Ngoài ra, chị em cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày từ 3-4 lần cũng có tác dụng rất tốt.
Vỏ dưa hấu
Vỏ dưa hấu có tính hàn, trong Đông Y thường được dùng để điều trị các bệnh nóng trong, giải độc, đặc biệt là chữa nhiệt miệng, lở miệng. Mẹ bầu dùng 50 g vỏ dưa hấu đem tán thành bột rồi trộn với mật ong, bôi lên chỗ lở 1-2 lần/ ngày. Vết lở sẽ tự động giảm bớt đi.
Ngậm nước khế
Khi bị nhiệt, mẹ dùng 2-3 quả khế rửa sạch, giã nát rồi thêm nước ngập khế, đun sôi một lúc. Chờ khi nước nguội thì ngậm và nuốt dần. Bạn cần ngậm nước khế đều đặn 2-3 lần mỗi ngày. Đặc biệt là khế chua, bởi trong loại quả này có sinh tân dịch, giúp thanh nhiệt tốt hơn kế ngọt.
Lá húng chó
Một cách đơn giản khác để trị nhiệt miệng cho bà bầu đó là sử dụng lá húng chó. Chị em rửa sạch lá rồi nhai sống, uống thêm vài ngụm nước mát. Làm như vậy mỗi ngày từ 3-5 lần, bạn sẽ đỡ cảm giác khó chịu do nhiệt miệng gây ra.
Ngoài ra, để phòng tránh nhiệt miệng xảy ra, chị em nên chú ý thực đơn ăn uống hàng ngày. Những món ăn bao gồm các loại hạt, khoai tây chiên, bánh quy, gia vị, thức ăn mặn, trái cây giàu axit … thường dễ gây nhạy cảm, dị ứng. Hơn nữa, bạn cũng nên tăng cường ăn nhiều rau củ, các loại sữa chua lợi khuẩn để giúp bảo vệ khoang miệng tốt hơn. Thương xuyên tạo thói quen vệ sinh răng miệng tốt bằng cách đánh răng sau bữa ăn và dùng bàn chải mềm, tránh các kem đánh răng và nước súc miệng làm từ sodium lauryl.
Để lại một bình luận