Trẻ bị viêm amidan thường dễ viêm họng, sốt cao mắc các bệnh về hô hấp. Bởi vậy nhiều mẹ chọn cách đưa con đi cắt amidan. Liệu như vậy có tốt không?
Amidan là gì?
Đây là một tổ chức tế bào bạch huyết tập trung thành đám nằm ở hai bên thành họng tạo thành vòng bạch huyến Waldayer bao gồm amidan vòm họng gọi tắt là V.A.
Khi VA bị viêm sẽ làm chúng to ra, che lấp lỗ mũi gây khó thở, bé phải thở bằng mồm. Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể bị viêm VA.
VA đóng vai trò tạo ra miễn dịch có lợi cho cơ thể, kháng thể để giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây ra bệnh hô hấp, nhiễm trùng. Đây chính là bộ phận bảo vệ hệ thống đường hô hấp hoạt động.
Amidan thường xảy ra bệnh gì?
Amidan thường dễ bị viêm, khi trẻ bị viêm amidan có thể sốt cao tới 39 -40 độ C, kèm theo đau rát họng, ho, rét run, miệng hôi, có đờm. Những bệnh do viêm amidan gây ra thường là do thời tiết thay đổi đột ngột hay do uống nước đá lạnh, nằm trong phòng điều hoà có nhiệt độ thấp hoặc do sức đề kháng cơ thể bị suy giảm.
Khi bị viêm amidan nặng, khám họng sẽ thấy trong hốc amidan có mủ hoặc màng màu trắng. Đây chính là nơi trú ngụ của các loại vi sinh vật gây bệnh. Chờ đến khi có điều kiện, những vi khuẩn này sẽ hoạt động gây ra bệnh cho vùng tai, mũi, họng, xoang.
Hơn nữa, viêm amidan còn dẫn tới áp xe, thường gặp là áp xe quanh amidan. Nếu bị bệnh này, trẻ sẽ có nguy cơ bị viêm các vùng xung quanh như cổ, trung thất.
Khi viêm amidan do vi khuẩn liên cầu nhóm A gây ra sẽ dẫn tới thấp tim, thấp khớp thậm chí viêm cầu thận cấp.
Có nên cắt amidan cho trẻ không?
Khi trẻ bị viêm amidan bạn nên cho bé đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được hướng dẫn và điều trị cụ thể. Nếu ở mức nhẹ chỉ cần chữa trị để amidan trở lại hoạt động bình thường giúp bảo vệ đường hô hấp. Các mẹ nên nhớ không phải nhất thiết cứ phải cắt bỏ amidan bị bệnh.
Tuy nhiên, trong trường hợp amidan bị viêm nhiễm lâu ngày gây nhiều bất lợi cho cơ thể thì bác sĩ sẽ chỉ định đến việc cắt amidan hay không.
Thực chất, cắt amidan là thủ thuật đơn giảng nhưng cần phải được thực hiện đúng chỉ định. Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng không nên cắt amidan cho trẻ dưới 5 tuổi bởi như vậy sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ và amidan của trẻ cũng chưa phát triển hết nên nếu cắt chúng sẽ phát triển lại.
Tóm lại, việc cắt amidan phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, cha mẹ không nên nôn nóng cho rằng viêm amida cần phải cắt để bé không tái phát. Thực chất, phẫu thuật cắt amidan còn tiềm ẩn nhiều tai biết như dị ứng, chảy máu amidan, hoặc hiếm gặp hơn là ảnh hưởng tới phát ẩm của trẻ.
Để lại một bình luận