Sinh mổ không có nghĩa rằng bạn sẽ không phải đối mặt với những cơn đau. Tuy nhiên, nếu biết cách chị em có thể hạn chế cơn đau đồng thời nghỉ ngơi khoa học để cơ thể sớm được phục hồi.
Ngày nay, tỷ lệ sinh mổ càng không ngừng gia tăng, tại Việt Nam chiếm 29,5 %, tại Mỹ là 32 % và Brazil là 52 %. Nói như vậy, rõ ràng đẻ mổ đang dần được các bà mẹ ưu ái hơn bởi những lợi ích như tránh ảnh hưởng vùng kín, chon được ngày lành tháng tốt hay đảm bảo an toàn cho mẹ.
Tuy nhiên, nếu cơ thể mẹ yếu thì việc phục hồi sức khỏe sau khi sinh mổ sẽ lâu hơn, mẹ dễ có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn. Để phòng tránh những tác hại xấu sẽ xảy tới, mẹ cần nhớ làm ngay những điều sau khi sinh mổ nhé:
Cho bé bú ngay khi có thể
Một số mẹ lo lắng vì sợ sữa sẽ bị ảnh hưởng của thuốc gây mê trong ca mổ nên sẽ gây tác hại xấu đến trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế thì mẹ hoàn toàn có thể cho con bú ngay trong 1 giờ đầu của ca mổ dùng hình thức gây tê cục bổ. Trong khi các sản phụ dùng hình thức gây tê toàn thân thì nên bắt đầu cho con bú sau 4-6 tiếng đồng hồ.
Việc cho trẻ bú càng sớm con sẽ lấy được sữa non có hiệu quả làm tăng sức đề kháng cho bé, hỗ trợ sự phát triển của bé sau này. Hơn nữa, cho trẻ bú ngay còn giúp tử cung mẹ nhanh phục hồi, giảm nguy cơ băng huyết. Để hạn chế nguy cơ trẻ làm ảnh hưởng đến vết thương mổ của mẹ, bạn nên nhờ người nhà hỗ trợ đỡ lấy trẻ để bé có tư thế thoải mái nhất khi bú mẹ.
Đừng nói không với thuốc giảm đau
Thực ra, sử dụng thuốc giảm đau sau ca mổ là chuyện bình thường. Nếu bạn thấy cơn đau vượt quá mức chịu đựng của cơ thể thì có thể yêu cầu bác sĩ kê thuốc giảm đau. Bởi khi vết mổ còn đau, kết hợp với tử cung bị co thắt sẽ khiến bạn bị choáng váng và kiệp sức, điều này làm ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa. Chuyện tự hành hạ bản thân hay cắn răng chịu đựng đều không được khuyến khích, hơn nữa bác sĩ sẽ biết loại thuốc giảm đau nào an toàn cho bà mẹ đang cho con bú nên bạn có thể yên tâm.
Cố gắng vận động sớm
Theo tiến sĩ Sarah Wagner tại trường Đại học Y tế Loyola (Hoa Kỳ ) , các sản phụ đã có thể đi lại bước xuống giường và tập đi bộ trở lại ngay sau khi ống thông tiểu được lấy ra. Trước đó, sản phục có thể cử động chân tay nhẹ nhàng hay ngồi dậy. Đó là vì những vận động tay chân có thể giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn, tăng cường lưu thông máu, giảm nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật như dính ruột, tắc mạch máu.
Nếu mẹ nằm trên giường lâu có thể khiến nhu động ruột chậm hồi phục, chứng táo bón nảy sinh hoặc nguyên trong hơn là làm hình thành các cục máu đông ở chân, tay và gây viêm phổi sau phẫu thuật.
Thực tế, mẹ nên bắt đầu vận động trở lại sau 1 ngày sinh mổ. Bởi nhiều sản phụ bị choáng váng bởi thuốc gây mê nên cần thời gian để phục hồi dần dần. Nếu bạn có nhu cầu tập luyện thể dục thì việc làm này được khuyến khích nhưng nên bắt đầu từ tuần 4-6 sau khi sinh.
Chăm sóc và giữ vệ sinh vết mổ
Nếu không sợ bị nhiễm trùng, mẹ nên đặt 1 miếng vải sạch lên trên vết mổ để giúp cho mồ hôi không bị thấm nhiều vào vết thương gây đau, xót và da lâu liền. Khi tăm mẹ nên hạn chế xả nước hay chà xát lên vết mổ. Thông thường vết mổ sẽ tự lành trong vòng 1 tuần lễ. Nhưng nếu mẹ thấy có dấu hiệu của việc sưng đỏ, chảy nước màu xanh hoặc mủ thì nên gặp bác sĩ sớm. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hậu sản.
Ăn nhiều chất xơ
Theo tiến sĩ Wagner, ruột có thể mất nhiều thời gian như tiêu hóa khó khăn hay bạn dễ bị chứng khó tiêu, sinh bụng hay đau vai … Thời điểm sau sinh mẹ nên ưu tiên một số thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau quả, uống nhiều nước, năng vận động. Tuy nhiên, chị em không nên quá nhiều mà nên chia ra thành nhiều bữa trong ngày. Những loại đồ ăn tanh như cá, ốc vì chúng sẽ gây ứng chế ngưng tụ máu, khiến vết thương lâu lành hơn sau khi mổ.
Lưu ý sản dịch sau khi mổ
Sau khi sinh mổ mẹ nên theo dõi sản dịch chảy ra ngoài âm đạo như sinh thường để biết rằng tử cung đang phục hồi tốt. Nếu mẹ không thấy sản dịch chảy ra sau sinh hoặc sản dịch có mùi hôi hay màu đỏ tươi thì bạn nên báo cho bác sĩ ngay bởi đây là dấu hiệu nhiễm trùng hậu sản, sót nhau hoặc băng huyết sau sinh.
Để lại một bình luận