Bước qua thời gian bú mẹ, trẻ sẽ chuyển dần sang giai đoạn ăn dặm và ăn cháo. Điều này có nghĩa rằng nếu mẹ nấu cháo sai cách cho bé trong một thời gian dài sẽ làm con bị còi xương, thiếu dinh dưỡng và dễ mắc bệnh. Dưới đây là liệt kê những sai lầm thường gặp của mẹ khi nấu cháo cho con.
Cho thêm ngũ cốc vào cháo
Một số người cho rằng ngũ cốc chứa hàm lượng dinh dưỡng khá phong phú nên nếu bỏ thêm vào cháo có thể giúp tăng cường dưỡng chất cho trẻ trong thời kỳ phát triển. Thực tế, đúng là ngũ cốc chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào nhưng lại phức tạp trong quá trình tiêu hóa. Đặc biệt với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ nhỏ thì việc tiêu hóa ngũ cốc gặp khá nhiều khó khăn. Nếu mẹ liên tục cho thêm ngũ cốc vào cháo có thể khiến bé bị khó tiêu, đầy bụng hoặc rối loạn tiêu hóa.
Thêm gia vị nặng mùi vào cháo của trẻ
Khi nếm thử cháo của con thấy có vẻ nhạt nhẽo nên các bà mẹ thường có xu hướng bỏ thêm gia vị vào cho đậm đà, dễ ăn. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ việc cho muối vào trong đồ ăn từ sớm sẽ ảnh hưởng tới sự hoạt động của thận. Đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi thì việc xử lý muối thừa trong thực phẩm sẽ làm cho cơ thể bé bị mất cần bằng nước trong cơ thể, gây ra thiếu canxi và ảnh hưởng tới quá trình phát triển chiều cao của bé. Chính bởi vậy mẹ tuyệt đối không nên nêm muối vào cháo của con dưới 1 tuổi.
Trong trường hợp trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho thêm gia vị nhưng hạn chế mì chính hay nước mắm. Bởi nước mắm sẽ làm cho cháo bị nặng mùi, trong khi mì chính không thích hợp cho sự phát triển trí não ở trẻ nhỏ.
Chỉ dùng nước hầm xương để nấu cháo
Quan niệm cho rằng nước hầm xương chứa nhiều canxi cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ nên các mẹ ưa chuộng dùng loại nước này nấu cháo cho con. Thực ra, nước hầm xương sẽ đem lại vị ngọt và mùi thơm, béo ngậy cho bát cháo nhưng không có nghĩa là chúng sẽ chứa nhiều canxi. Bởi phân tích cho rằng trong nước xương hầm có chứa nhiều nito và ít đạm, canxi. Thậm chí, canxi trong xương rất khó để hòa tan vào trong nước xương được.
Trong trường hợp mẹ muốn để lượng canxi trong xương hòa vào trong nước thì hãy cho 1 thìa giấm vào nồi sau khi ninh và đậy lắp vào từ 20 -30 phút. Ngoài ra, mẹ cũng không nên quá lạm dụng nước xương hầm, có thể sử dụng tới nước mía, nước rau củ quả để nấu cháo cho bé đều được.
Nấu một nồi cháo to ăn cả ngày
Đây là thói quen của nhiều bà mẹ bận rộn đang có con mọn. Nấu một nồi cháo vào buổi sáng và cho con ăn cả ngày vừa tiện lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng nếu ở nhiệt độ bình thường thì cháo trong khoảng 3 h đã bắt đầu có sự thay đổi về thành phần dinh dưỡng. Trong khi bảo quản ở ngăn mát thì thịt được bảo quản trong 3 h để hạn chế sự phát triển của vi sinh vật ôi thiu.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ rằng nếu sợ tốn thời gian, mẹ có thể nấu sẵn một nồi cháo trắng trong ngày rồi mỗi lần nấu cho con thì nêm thêm thịt, rau như vậy cháo sẽ đảm bảo dinh dưỡng và không bị vi khuẩn có hại tấn công.
Không cho dầu ăn vào cháo
Sử dụng dầu ăn cho vào cháo có tác dung cung cấp năng lượng và hỗ trợ cơ thể hấp thu thêm các chất dinh dưỡng khác. Chính bởi vậy, khi nấu cháo cho con, các bà mẹ nên tập cho mình thói quen cho 1-2 thìa dầu ăn vào nồi cháo của con. Dầu ăn là trợ thủ đắc lực nhằm cung cấp năng lượng, hình thành mô mỡ, cung cấp chất béo để hỗ trợ quá trình hấp thu vitamin quan trọng của cơ thể.
Để lại một bình luận