Là một trong cặp đôi quyền lực thế giới, hoàng tử William và công nương Kate Middleton luôn có thói quen ngồi xuống mỗi khi nói chuyện với con trai mình. Điều đặc biệt gì ẩn sau hành động này?
Trong chuyến đi thăm chính thức Canada ngày 24/9 vừa qua, cặp vợ chồng Hoàng gia anh cùng con trai là hoàng tử George và công chúa Charlotte cùng có mặt tại đất nước này. Theo kế hoạch chuyến đi kéo dài 9 ngày với những hoạt động như câu cá, đạp xe, ngắm cảnh, gặp gỡ gia đình thổ dân tại vùng Yukon.
Điều đặc biệt mà mọi người nhận ra trong suốt quá trình đi chơi là Hoàng tử William và công nương Kate thường quỳ hoặc ngồi xuống khi trò chuyện với con trai của mình. Ngay cả Thủ tương Canada Justin Trudeau, khi đón chào gia đình Hoàng Gia Anh cũng phải ngồi xuống cho vừa tầm mắt của cậu bé.
Lý giải điều này, các chuyên gia cho rằng việc ngồi hay quỳ vừa tầm mắt để trò chuyện với con chính là bài học quan trọng mà cha mẹ cần phải học.
Thể hiện sự lắng nghe tích cực dành cho con cái
Theo các nghiên cứu cho biết chúng ta chỉ nhớ được 25 -50 % những gì nghe được. Đối với trẻ con, điều này lại càng khó khăn hơn vì trẻ thường nói chậm, sắp xếp suy nghĩ và câu từ lộn xộn nên nhiều cha mẹ không đủ kiên nhẫn và thời gian để lắng nghe lời nói của trẻ.
Trung tâm giáo dục cha mẹ ở Mỹ đã từng đề cập đến kỹ năng lắng nghe tích cực được xem như quan trọng nhất của cha mẹ trong bộ bí quyết nuôi dạy con. Đây có nghĩa là hình thức cha mẹ toàn tâm toàn ý lắng nghe những gì trẻ nói và chấp nhận quan điểm của bé.
Tác giả của một cuốn sách nuôi dạy trẻ , Gill Connell cũng cho rằng lắng nghe tích cực là một trong những cách quan trọng để bố mẹ cho thấy rằng con rất quan trọng với cha mẹ. Đôi khi những phản ứng như gật đầu, mỉm cười, ôm là những cách tuyệt vời để nuôi dưỡng lòng tự trọng của trẻ, khuyến khích bé chia sẻ nhiều hơn.
Ngồi ngang tầm mắt của trẻ là phương pháp giao tiếp đặc biệt của cha mẹ đối với con cái
Các chuyên gia tâm lý học nhấn mạnh kỹ năng giao tiếp bằng mắc đối khi quan trọng và truyền đạt nhiều ý nghĩa hơn lời nói. Bằng cách giao tiếp này cha mẹ có thể hiểu rõ con mình hơn thông qua những hành động phi ngôn từ.
Đôi mắc là cửa sổ tâm hồn: Thông qua việc nhìn vào mắt trẻ, cha mẹ có thể chạm đến sâu thẳm tâm hồn của bé, cảm nhận được thực sự trẻ đang nghĩ gì.
Trẻ biết cha mẹ chú ý đến mình: Trò chuyện bằng mắt cũng thể hiện sự quan tâm và coi trọng của cha mẹ dành cho bé. Trẻ cũng hiểu được vai trò quan trọng của mình đối với ba mẹ và sẵn sàng tập trung vào cuộc trò chuyện hơn.
Thành công hơn trong giao tiếp: Đây được xem là cách thức tạo ra một cuộc trò chuyện thành công. Ví dụ như nếu trẻ đang tức giận, bằng cách trò chuyện này cha mẹ sẽ giúp trẻ dịu đi bằng cách nhìn sâu vào mắt trẻ với tình yêu và sự cảm thông tha thứ. Giao tiếp bằng mắt cũng góp phần xây đắp và tạo sự kết nối giữ bố mẹ và con cái tốt hơn.
Giúp trẻ học cách nhìn vào mắt người đang nói chuyện. Khi bố mẹ làm gương cho con cái, trẻ sẽ hiểu được vai trò của việc nhìn vào mắt người đối diện khi nói chuyện quan trọng như thế nào. Điều này, góp phần hình thành kĩ năng giao tiếp cho trẻ ngay từ nhỏ.
Tóm lại, việc ngồi xuống ngang tầm để trò chuyện với trẻ sẽ giúp bé cảm giác rằng mình được bố mẹ coi trọng, yêu thương và quan tâm. Điều này sẽ khiến trẻ dễ chia sẻ về cuộc sống và những gì bé đang suy nghĩ. Ngoài ra, đây cũng chính là cách để cha mẹ gián tiếp dạy bé kĩ năng lắng nghe tích cực, giải mã kỹ năng hành vi phi ngôn từ.
Để lại một bình luận