Không bà mẹ nào là không cảm thấy thích thú khi nghe tiếng con ê a mỗi ngày bên cạnh. Đó chính là những biểu hiện cảm xúc đầu đời của trẻ nhằm gây sự chú ý của mẹ hơn. Bạn nên dành thời gian chơi với bé nhằm tăng cường phản ứng và kĩ năng giao tiếp của con.
Cột mốc phát triển của trẻ 3 tháng tuổi
- Ghi nhớ và phân biệt khuôn mặt người: Theo nghiên cứu của tiến sĩ Micheal Lewis thuộc viện giáo dục New Jersey thì trẻ 3 tháng tuổi đã có thể ghi nhớ khuôn mặt người và phân biệt sự khác nhau giữa người này với người khác. Bé cũng nhận biết đâu là khuôn mặt người lạ hay gương mặc thân quen của bố mẹ.
- Trí não phát triển hơn: Ở giai đoạn này, các nếp nhăn trên vỏ não của bé đã phát triển tương đối và cân đối về các thành phần hóa học và cấu trúc tế bào não. Não có thể điều khiển hệ cơ tốt hơn để làm những hoạt động có chủ ý.
- Tăng cường khả năng vận động: Xương của trẻ phát triển tương đối khỏe và cứng cáp nên hi nằm sấp bé sẽ dùng tay để đẩy người lên cao và đầu thì ngẩng lên một chút. Bé cũng trở nên nghịch ngợm hơn với nhiều biểu hiện như đá chân, vung tay mỗi khi thích thú.
- Bắt đầu giao tiếp : Bé liên tục bật ra những âm thanh ô, a và tiếng cười thành tiếng mỗi khi bé thấy vui vẻ, thú vị. Điều này khiến cho nhiều bà mẹ cảm thấy hạnh phúc và muốn ôm con vào lòng vỗ về, âu yếm. Bạn hoàn toàn có thể trò chuyện với con vì bé sẽ phản ứng đáp lại lời của bạn giống như trẻ hiểu được tất cả những điều bạn nói.
Thời gian ngủ của trẻ 3 tháng tuổi
Đối với trẻ 3 tháng tuổi, bé cần ngủ khoảng 15 tiếng mỗi ngày trong đó 10 tiếng vào ban đêm và 5 tiếng vào ban ngày. Giấc ngủ dài thường vào ban đêm và buổi trưa, các giấc ngủ ngắn hơn thường diễn ra vào buổi sáng và chiều hoặc đầu giờ tối.
Khi trẻ ngủ mẹ nên giữ không gian sạch sẽ, thoáng, yên tĩnh và hạn chế tối đa ánh sáng. Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé bằng cách sờ lưng hoặc bụng xem con có bị nóng hay lạnh quá không?
Ngoài ra, mẹ nên cho bé ra bên ngoài để làm quen với môi trường xung quanh. Tuy nhiên, hạn chế cho con ra ngoài quá sớm, hay quá muộn hoặc ra ngoài khi nhiệt độ ngoài trời quá, có gió mùa làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Dinh dưỡng của trẻ 3 tháng tuổi mẹ cần lưu ý điều gì?
Thông thường khi bước sang tháng thứ 3, bé cần lượng sữa nhiều hơn khoảng 900 ml / ngày và chừng 170 – 200 ml/ lần bú. Bởi vậy, mẹ cần chú trọng ăn đầy đủ để cung cấp cho con lượng sữa ổn định và đầy đủ. Mẹ có thể học cách vắt sữa và bảo quản trong tủ lạnh, dùng được trong 6 tháng.
Một lưu ý khác, mẹ không cần phải căn giờ để cho con bú mà nên cho con bú theo nhu cầu. Điều này có nghĩa là bất cứ khi nào mẹ thấy bé có biểu hiện đói thì nên cho bú ngay.
Nếu mẹ cho con bú sữa thì nên nhớ vệ sinh ngực sạch sẽ và vắt sữa thường xuyên trong trường hợp bạn không thể cho con bú liên tục. Việc vắt sữa này giúp kích thích mẹ tiết nhiều sữa hơn cho con bú.
Giờ đây bạn đã bắt đầu làm quen dần với nhịp điều ăn, ngủ, chơi của bé hàng ngày. Mẹ cũng nắm bắt được những nhu cầu của con hơn cũng như tự sắp xếp cho mình thời gian dành riêng cho bản thân. Các mẹ cũng cần nhớ rằng đừng quá bỏ bê chồng bạn và chỉ tập trung vào em bé nhé.
Xem thêm: Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Từ khóa được tìm kiếm:
- chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi
- cham soc tre 3 thang tuoi mua he
- cham soc tre3thang
- tre 3 thang it noi chuyen
- tre 3 thang tuoi khong thich noi chuyen
Để lại một bình luận