Trẻ em thường hay có cơn đau bụng bất thường. Các bác sĩ khuyến cáo khi thấy con có triệu chứng đau bụng ở các vị trí hiểm sau thì cần phải nhanh chóng đưa con tới bệnh viện ngay lập tức.
Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã từng tiếp nhận các trường hợp trẻ bị đau bụng nhiều ngày nhưng giai đình tự đi mua thuốc cho uống. Khi bệnh càng nặng, trẻ bị chuyển tới viện thì đang ở trong tình trạng ruột thừa bị vỡ, gây nhiễm trùng khắp ổ bụng.
Theo bác sĩ Trương Anh Mậu, khoa Ngoại bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết viêm ruột thừa ở trẻ là bệnh lý phổ biến cần phải nhập viện sớm để được xử lý kịp thời để tránh tình trạng suy đa cơ quan gây tử vong. Bác sĩ cũng khuyến cáo nếu bố mẹ thấy con có những triệu chứng như đau bụng quanh rốn, hố chậu phải, sốt nhẹ, buồn nôn, tiêu chảy, chướng bụng thì cần đưa con tới bệnh viện để được chuẩn đoán sớm. Bố mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc giảm đau cho con nếu con đang bị đau bụng mà chưa xác định được nguyên nhân chính xác.
Bắt bệnh đau bụng qua vị trí cơn đau
Đau bụng ở vùng dưới xương ức
Chuẩn đoán: Đây là dấu hiệu của bệnh trào ngược axit. Khi axit trào ngược từ bụng lên cổ họng trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng đi kèm như cảm giác nóng bỏng ở sau xương ức giữa ngực, đau tức ngực, khó chịu về đêm, đau ấm ức .
Xử lý: Nếu triệu chứng này diễn ra hơn 2 lần/ tuần thì bạn nên đưa trẻ đi khám sớm để được bác sĩ kê đơn thuốc nhằm giảm axit ở dạ dày, ngăn ngừa tình trạng trào ngược axit lên thực quản.
Đau bụng quanh rốn rồi chuyển xuống bụng dưới bên phải
Chuẩn đoán: Dấu hiệu viêm ruột thừa
Ruột thừa là đoạn ruột hẹp, tận cùng của tuột. Khi lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng bị tắc nghẽn khiến cho chất dịch nhày hoặc phân trong ruột thừa ảnh hưởng tới sự lưu thông. Hiện tượng tắc nghẽn này sẽ làm cho vi khuẩn thường cư trú trong ruột thừa bắt đầu xâm lấn vào thành ruột gây ra những cơn đau nhức ở phía trên rốn rồi lan rộng sang bên phải của bụng. Cơ đau kết hợp với số nhẹ, tiêu chảy hoặc táo bón, không thể đánh rắm, đưa tay ấn vào thì càng đau hơn.
Xử lý: Mẹ cần chuyển bé tới bệnh viện gần nhất để thực hiện cấp cứu cắt bỏ ruột thừa. Nếu để lâu tình mạng của trẻ sẽ bị đe dọa.
Đau phía trên vùng bụng giữa
Chuẩn đoán: Dấu hiệu bệnh sỏi mật
Túi mật chính là bộ phận kết nổi gan và ruột non. Khi trẻ ăn quá nhiều chất béo hoặc do túi mật hoạt động không bình thường sẽ gây ra sỏi mật – Sự kết tinh giữa cholesterol và mật gây nên. Thông thường, nữ giới dễ mắc sỏi mật hơn nam giới.
Khi bị sỏi mật, người bệnh thường thấy những cơn đau nhói ở trên vùng bụng giữa. Cơn đau di chuyển qua bên phải, phía dưới xương sườn và càng dữ dội hơn sau khi ăn.
Xử lý: Nếu cơn đau kéo dài sau vài giờ kèm theo triệu chứng sốt, nôn ói thì nên đưa trẻ đi khám ngay.
Đau từng cơn ở bụng dưới
Chuẩn đoán: Rối loạn tiêu hóa
Đây là do sự bài tiết setoronin hoặc do khí methan được sản sinh quá nhiều trong ruột hay do chế độ ăn uống của trẻ. Khi các dây thần kinh kiểm soát đại tràng bị ảnh hưởng, các cơ vòng trong ống tiêu hóa co thắt không đồng đều sẽ gây ra những cơn đau ở bụng dưới.
Triệu chứng đau bụng do rối loạn tiêu hóa thường kèm theo thói quen đi đại tiện, buồn nôn, đầy hơn, tiêu chảy hoặc táo bón.
Xử lý: Khi có những dấu hiệu trên mẹ nên cho con đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc chống co thắt, giảm đau bụng.
Để lại một bình luận