Sữa bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai kỳ. Chính bởi vậy mà nhiều bà bầu ép mình uống sữa trong khi cơ địa lại không chịu được, dẫn tới ói mửa, đầy bụng, đi ngoài … Vậy uống sữa như thế nào để vừa lợi cho con, vừa khỏe cho mẹ?
Khi mang thai uống bao nhiêu sữa là đủ?
Sữa là nguồn cung cấp lượng lớn canxi, vitamin D, protein và các khoáng chất cho em bé và mẹ bầu. Bởi vậy, trong thai kỳ mẹ nên duy trì uống khoảng 400 – 500 ml sữa mỗi ngày. Đặc biệt trong những giai đoạn chị em bị nghén năng, ít ăn uống được thì việc uống sữa sẽ giải quyết nhu cầu dinh dưỡng tạm thời.
Bạn có thể chọn sữa công thức dành riêng cho bà bầu hoặc sữa tiệt trùng . Tùy từng thể trạng và khẩu vị của từng mẹ bầu để chọn một trong hai loại sữa này. Bạn lưu ý không nên uống các loại sữa tươi vắt trực tiếp từ bò ra. Bởi sữa này chưa qua được tiệt trùng, dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn gây hại dẫn tới nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu trong bụng mẹ.
Một số mẹ bầu cho rằng nếu không thể uống được sữa thì có thể uống sữa đậu nành thay thế được không. Thực tế, sữa đậu nành rất tốt cho sức khỏe nhưng việc thay thế cho sữa tươi hoặc sữa bà bầu thì bạn cần cân nhắc. Bởi hàm lượng canxi, photpho và omega 3 có trong sữa đậu nành thấp hơn hai loại sữa kia rất nhiều.
Làm thế nào để mẹ bầu bớt sợ sữa?
Nhiều mẹ bầu khi mang thai mặc dù biết uống sữa là tốt nhưng không thể uống nổi, thường dễ bị nôn ói hoặc đau bụng. Nếu như vậy, bạn nên thử nhiều cách khác nhau để giúp mình làm quen với việc uống sữa. Đầu tiên hãy uống 2 ly sữa lớn mỗi ngày sau đó dồn lại thành mỗi lần 1 ly. Hoặc mẹ có thể uống mỗi lần 1/3 ly và uống 6 lượt mỗi lần.
Ngoài ra, bạn có thể một số loại hương vị pha kèm với sữa như vani, cam, chocolate, dâu .. để khiến mẹ dễ dàng uống sữa hơn. Trên thị trường có tồn tại một vài loại bột cacao, vani …dạng bột chuyên dụng để pha với sữa hoặc mẹ có thể mua trực tiếp sữa đã có hương vị này rồi. Hạn chế việc pha sữa với thực phẩm hay nước hoa quả pha cùng sữa. Những pha chế kiểu này có thể gây ra phản ứng hóa học với thành phần dinh dưỡng của sữa làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và thai nhi.
Một cách khác để giúp mẹ bầu bớt sợ sữa là dùng 1 ít bánh mì chấm sữa rồi ăn để mùi bánh lấn át đi mùi sữa, nhờ vậy bạn sẽ không bị khó chịu.
Nếu bà bầu không hấp thu được sữa thì phải làm sao?
Một tỷ lệ khá nhỏ mẹ bầu rơi vào trường hợp này, thậm chí cứ uống sữa là bị dị ứng nặng. Theo lời khuyên của bác sĩ bạn nên dừng việc uống sữa mà hãy chọn cách bổ sung đầy đủ các dưỡng chất tương tự từ sữa thông qua thực phẩm khác.
Ví dụ, bạn có thể chọn một số hải sản lành tính như cua, tôm, cá … nấu kỹ để bổ sung canxi. Trong khi, bổ sung vitamin thay vì uống sữa có thể ăn nhiều rau xanh, củ quả và uống nước ép trái cây, sinh tố mỗi ngày.
Đặc biệt, những chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, kem chua, sữa chua dạng uống cũng cung cấp hàm lượng dinh dưỡng tương đương sữa nhưng không gây đầy bụng, khó chịu
Từ khóa được tìm kiếm:
- bà bầu nên uống ao nhiêu sữa mỗi ngày
- bà bầu nên uống bao nhiu sữa mỗi ngày
- bà bàu uóng bao nhiu sữa là dủ
- mẹ bầu uống sữa tươi
Để lại một bình luận