Đa phần trẻ sơ sinh đều khóc do đau bụng nhưng cơn đau thường tự hết. Khóc chính là phản xạ giúp trẻ giảm bớt khó chịu.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi đồng 1 (TP. HCM) cho biết trẻ sơ sinh khóc thường khiến bố mẹ, người nhà lo lắng không yên, tuy nhiên bạn nên hiểu rõ rằng khóc hoàn toàn không phải biểu hiện tiêu cực. Đó là phải xạ để giảm bớt sự khó chịu của trẻ.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, mẹ sẽ thấy bé khóc nhiều nhưng đây hoàn toàn không phải vấn đề về sức khỏe mà thực tế tiếng khóc là ngôn ngữ giao tiếp chính của bé. Phần lớn các trẻ nhỏ thường khóc nhiều trong 6 tuần đầu và sau 4 tháng tuổi sau đó mức độ sẽ giảm dần. Thời điểm trong ngày, bé dễ khóc vào cuối buổi chiều và đầu buổi tối.
Khi trẻ còn nhỏ thì gần như không có cách nào hiệu quả nhất để dỗ dành bé. Phần lớn là dựa vào sự quan tâm, vuốt ve của bố mẹ khiến trẻ thôi khóc, tuy nhiên, một số trẻ thậm chí khóc hoài mà không chịu nín. Những trường hợp này, mẹ nên chú ý xem có phải con khóc vì đói, mệt, hay ướt bỉm, lạnh hay không?
Trẻ trên 6 tháng
Giai đoạn này trẻ đã bắt đầu đã nhận thức được nên trẻ sẽ khóc vì nhiều nguyên nhân hơn. Một số lý do chính gây ra tiếng khóc của trẻ như bé sợ người lạ, chỗ lạ, chỗ ngủ mới, bé khóc vì đòi thứ gì đó mà không được, khóc vì âm thanh lạ … Nhờ việc quan sát và rút ra kinh nghiệm dần dần bạn sẽ dễ dàng giải mã được tiếng khóc của trẻ là do đâu:
- Do bé đói: Thông thường, tình trạng này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nhiều hơn. Bạn cần chú ý các tín hiệu hình ảnh như bé há miệng, mút ngón tay hoặc dò dẫm tìm vú mẹ. Khi cho bé bú và ôm con vào long sẽ khiến con nín khóc ngay lập tức.
- Do bé bị mệt: Khi trẻ cảm thấy buồn ngủ, bé thường dễ nổi cáu và quấy khóc. Nếu mẹ chú ý tiếng khóc của con có cường độ thấp, run run đồng thời kèm theo ngáp dài, dụi mắt thì có thể bé đang mệt mỏi và muốn được đi ngủ. Tốt nhất mẹ nên đưa bé tới nơi yên tĩnh và ẵm bé, đung đưa con.
- Do trẻ bị lạnh: Bạn đừng tin vào nhiệt độ ở tay và chân bé bởi chân bé thường khá lạnh. Để kiểm tra nhiệt độ chính xác của cơ thể bé bạn nên sờ vào sau gáy hoặc vùng ngực của trẻ. Khi bé khóc mà tay chân ẩm ướt, đổ mồ hôi thì chứng tỏ bé đang nóng. Trong khi nếu bé lạnh tay chân của trẻ thường hơi nổi những vệt xanh.
- Do trẻ bị căng thẳng: Những tác động từ môi trường bên ngoài như phòng quá sáng, tiếng ồn ào, bị đung đưa quá nhiều cũng khiến cho trẻ dễ quấy khóc. Nhiều trẻ nhạy cảm bởi những tác động từ môi trường nên mẹ cần lên kế hoạch giờ giấc hàng ngày đều đặn cho bé ăn, tắm, chơi và ngủ.
Khi trẻ quấy khóc, bố mẹ nên phán đoán nguyên nhân cơn khóc của bé từ đó biết cách để giảm tiếng khóc của trẻ:
- Di chuyển bé nhẹ nhàng quanh nhà bằng cách bế dong hoặc đu đưa nôi
- Vuốt ve, ôm sát bé vào người, quấn chăn ấm quanh người nếu thời tiết xung quanh lạnh. Vừa vuốt ve vừa nói chuyện, nói nựng bé.
- Cho trẻ nghe nhạc êm dịu: Nhạc không lời, nhạc hát ru …
- Đưa đồ chơi mà bé yêu thích
- Trò chuyện, thủ thỉ và trấn an bé
- Cho bé bú thêm để bé quên đi cơn khóc
Để lại một bình luận