Không chỉ quan trọng đối với bà bầu, đối với trẻ nhỏ sắt cũng là nguyên tố vi lượng đáng được quan tâm và cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Sự thiếu hụt chất này làm trẻ em mệt mỏi, biếng ăn, sức đề kháng giảm, ảnh hưởng tới sự phát triển thể lực và trí não.
Tại sao sắt cần thiết cho chức năng sống của cơ thể?
Sắt là nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự sống, bởi chúng tác động đến sự hoạt động của các cơ quan sống trong cơ thể:
- Chức năng hô hấp: Hemoglobin trong cơ thể có chức năng vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả cơ quan trong cơ thể. Trong khi sắt chính là thành phần để tạo ra hemoglobin.
- Sắt còn tham gia quá trình tạo thành myoglobin, sắc tô hô hấp của cơ
- Sắt giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể vì chúng là thành phần của enzyme hệ miễn dịch.
- Sắt cũng góp phần cầu tạo lên enzyme, một chuỗi hô hấp sắt đóng vai trò vận chuyển điện tích
Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu sắt
Khi trẻ bị thiếu sắt sẽ dễ dẫn tới thiếu máu. Khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị giảm sẽ gây ra thiếu oxy cho các tổ chức đặc biệt như tim, cơ bắp, não gây nên hiện tượng tim đập nhanh hay suy tim, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi.
Trẻ bị thiếu sắt dễ dẫn tới thiếu máu lên não khiến bé thường xuyên ngủ gật, thiếu tập trung trong lớp, dẫn tới kết quả học tập sút kém.
Trẻ thiếu máu da thường tái nhợt. Móng tay, móng chân dễ bị biến dạng. Tóc khô cức, dễ gẫy. Trẻ bị thiếu máu thường biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, táo bón, ăn hay nôn trớ.
Thiếu sắt cũng gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong cơ thể như bé biếng ăn, viêm tao gai lưỡi, khó nuốt, kém hấp thu, hệ thần kinh mệt mỏi, kích thích rối loạn dẫn truyền thần kinh.
Làm thế nào để chống thiếu sắt cho trẻ em?
Đối với trẻ đang bú mẹ: Các mẹ nên bổ sung sắt ngay từ khi mang thai bằng cách ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng hoặc uống bổ sung viên sắt theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong thời gian cho con bú, mẹ cần duy trì cho con bú liên tục trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 24 tháng.
Từ tháng thứ 6 trở đi, khi cho con ăn dặm mẹ cần bổ sung theo 4 nhóm chất dinh dưỡng chính là: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng) .
Giữ vệ sinh, phòng chống giun sán cho trẻ: Việc vệ sinh ăn uống để tránh nhiễm giun sán, không đi chân đất để tránh nhiễm giun móc, tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng/ lần.
Một số loại rau cung cấp nhiều sắt : Cải bó xôi, rau cải xoăn, xúp lơ, khoai tây, cải xoong, đậu hà lan. Các loại ngũ cốc, yến mạch, lúa mạch.
Các loại thịt chứa nhiều sắt: Lòng đỏ trứng, gan lợn, thịt lợn màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò, các loại động vật thân mềm như sò, nghêu, trai, ốc, hến.
Trẻ cần bao nhiêu sắt là đủ?
- Trẻ sơ sinh cần nguồn sắt từ sữa mẹ cho tới 4-6 tháng.
- Trong khi trẻ từ 1-3 tuổi cần 7mg sắt mỗi ngày.
- Trẻ 4-8 tuổi cần 10mg / ngày
- Trẻ 9-13 tuổi cần 8mg/ ngày
- Trẻ vị thành niên cần khoảng 11mg sắt/ ngày
- Những vận động viên trẻ tuổi, thường xuyên phải tập luyện cũng làm hao hụt lượng sắt trong cơ thể thì cần bổ sung sắt bằng chế độ ăn uống hàng ngày hoặc uống thêm viên sắt nếu cần thiết.
Để lại một bình luận