Một trong những lỗi sợ hãi lớn nhất của các bà bầu khi mang thai chính là nguy cơ con bị mắc dị tật. Điều này không chỉ mang lại nỗi đau cho các bậc cha mẹ mà còn gây các hậu quả nặng nề khác. Sau đây các chuyên gia sẽ giúp mẹ bầu phát hiện và phòng tránh dị tật bẩm sinh phổ biến ở thai nhi.
Hội chứng Down
Đây là hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể khiến tế bào của bé thông thường là 2 nhiễm sắc thể 21 giờ có tới 3 nhiễm sắc thể 21. Tính trung bình cứ 800 -100 trẻ em mới sinh sẽ có 1 bé mắc hội chứng này.
Trẻ mắc hội chứng này sẽ được phát hiện vào khoảng tuần 11-14 của thai kỳ thông qua xét nghiệm thai. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng phần lớn các trẻ mắc bệnh down sẽ chết từ giai đoạn phôi thai.
Những trẻ mắc bệnh Down chỉ khoảng 5 % là do di truyền với các biểu hiện thường gặp như lưỡi bị thò ra, mắt lệch góp trong, mặp có các nếp gấp, yếu ớt, 2 bàn tay và bàn chân ngắn. Chứng bệnh down chia làm nhiều cấp độ khác nhau, các trẻ mắc bệnh có thể bị tim bẩm sinh hoặc bị tâm thần.
- Mách mẹ cách phòng dị tật ở thai nhi
Tật sứt môi và hở hàm ếch
Dị tất sứt môi hở hàm ếch có thể phát hiện trong quá trình siêu âm thai kỳ. Nguyên nhân gây ra dị tật này ở trẻ em thường là kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường, do mẹ dùng thuốc khi bị ốm, uống rượu, hút thuốc hay các virut trong quá trình mẹ mang thai gây ra …
- Cảm cúm và những điều mẹ cần biết
Bệnh tim bẩm sinh
Theo ước tính 1000 ca sinh có khoảng 2-6 trẻ mắc chứng bệnh này. Bác sĩ có thể phát hiện ra chứng bệnh này khoảng 4 tuần sau khi sinh hoặc trong quá trình siêu âm thai kỳ. Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh thường da xanh, thở yếu hoặc khó thở, không thở được khi đang bú. Các trẻ có trái tim dị tật sẽ có một lỗ nhỏ giữa vách ngăn giữa hai tâm thất . Thông thường các dị tật này không cần mổ mà lỗ này sẽ bít lại một cách tự nhiên, chỉ tiến hành mổ trong các trường hợp lỗ tim có kích thường quá lớn, hay lỗ có tăng áp lực động mạch phổi …
- Những nguy cơ tiềm ẩn khi mẹ bầu lớn tuổi sinh con
Dị tật ống thần kinh
Ống thần kinh là nền tảng quan trọng để phát triển não và tuỷ sống. Vào ngày thứ 28, ống thần kinh sẽ đóng lại để chuẩn bị cho các bước phát triển mới của thai nhi, tuy nhiên nếu quá trình này có nhiều điều bất thường, ống thần kinh không đóng lại hoàn toàn thì não và cột sống của thai nhi sẽ có dị tật.
Nứt đốt trống là một trong những dạng dị tật ống thần kinh gây ra khiến cho các đốt xương sống không khép kín lại để lộ tuỷ sống, màng và dịch não. Nứt đốt sống sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khoẻ của thai nhi như dễ bị nhiễm trùng, viêm màng não, co cơ, bị liệt, khèo chân, não úng thuỷ, tổn thương não … Những trẻ bị dị tật nứt đốt sống có cơ hội sống nếu mổ trong vòng 48 h sau khi sinh kết hợp với các điều trị vật lí trị niệu …
Bệnh này thường xảy ra nếu gia đình có tiền sử dị tật ống thần kinh, mẹ bầu dùng một số thuốc khi mang thai, mẹ bầu bị tiểu đường, sốt cao, tắm nước quá nóng hay chế độ dinh dưỡng thiếu axit folic trong suốt thai kỳ.
Dị tật hậu môn không lỗ
Đây là dị tật rất hiếm gặp, tỉ lệ 1/5000 trẻ sơ sinh, khi sinh bé không có lỗ hậu môn. Hiện nay khoa học chưa xác định được nguyên nhân cụ thể của dị tật này, thông thường mẹ bị nhiễm virut hay tiếp xúc với tia phóng xạ, dùng thuốc trong thời gian mang thai sẽ khiến con sinh ra mắc dị tật này cao hơn. Khi phát hiện ra dị tật này, chỉ có sự can thiệp của phẩm thuật để giải quyết tình trạng này.
Các chuyên gia khuyên mẹ bầu cần phải làm đầy đủ các xét nghiệm và khám thai định kỳ giúp phát hiện sớm các dị tật thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên thực hiện nếp sống lành mạnh, không hút thuốc, bia rượu, chất kích thích, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ suốt thời gian mang thai. Bà bầu cũng không nên tự ý dùng thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh các thực phẩm có hoá chất, thuốc trừ sâu, chất bảo quản không tốt cho sức khoẻ mẹ bầu.
Để lại một bình luận