Ốm nghén là triệu chứng thai kỳ thường gặp đối với bất kỳ phụ nữ mang thai nào nên mẹ không cần quá lo. Tuy nhiên, ốm nghén nặng mà mẹ bầu không có hướng điều trị kịp thời có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
Có đến 80% mẹ bầu mang thai bị chứng ốm nghén, đó là hiện tượng thai kỳ hết sức bình thường và phổ biến. Nhưng tùy vào từng cơ địa mẹ bầu mà mức độ ốm nghén sẽ không giống nhau, có người nghén ít chỉ buồn nôn và hiển nhiên có nhiều mẹ bầu nghén nặng với các triệu chứng cực kỳ khó chịu khiến mẹ có cảm tưởng như đang chịu cực hình.
Ốm nghén nặng có đáng lo? Cách xử lý khi mắc triệu chứng ốm nghén nặng ra sao để mẹ bầu có thai kỳ nhàn tênh sẽ được bật mí trong bài viết này.
Ốm nghén thai kỳ là gì?
Mẹ bầu thường gặp phải triệu chứng ốm nghén thai kỳ vào 3 tháng đầu thai kỳ vì hormone trong cơ thể mẹ cũng như sự trao đổi chất thay đổi nhanh chóng. Chính sự thay đổi này khiến lượng đường huyết và huyết áp của mẹ giảm đột ngột gây nên sự khó chịu ở vùng bụng của mẹ bầu. Bên cạnh đó là các triệu chứng vị giác thay đổi, đầy hơi, mệt mỏi liên tục quấy rầy mẹ trong suốt ba tháng đầu.
Tuy nhiên, trong khi nhiều mẹ bầu ốm nghén chỉ đơn thuần là ngửi thấy mùi thức ăn và khó chịu thì nhiều mẹ bầu lại bị nghén nặng hơn khi liên tục nôn ói nhiều lần trong ngày. Thậm chí có trường hợp mẹ bầu nghén nặng đến mức mất nước dẫn đến phải nhập viện cấp cứu.
Tại sao lại có hiện tượng người nghén ít, người nghén nặng?
Nồng độ hormone Hcg tăng nhanh trong những tháng đầu mang thai là thủ phạm gây nên tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu. Đặc biệt những mẹ bầu mang thai song sinh thì tình trạng ốm nghén thai kỳ trở nên trầm trọng hơn rất nhiều.
Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bà bầu mà chứng ốm nghén có thể xảy ra ở các mức độ khác nhau. Khi bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai thì triệu chứng ốm nghén thai kỳ ở mẹ bầu mới giảm hẳn và mẹ mới cảm thấy khỏe khoắn hơn nhiều so với những tháng đầu thai kỳ. Thông thường ốm nghén thai kỳ sẽ giảm dần vào khoảng tuần thai thứ 14-16 của thai kỳ. Nhưng cũng có một số trường hợp mẹ bầu ốm nghén đến tận tuần 20 thậm chí có những mẹ bầu đến khi sinh mới hết hẳn.
Với những phụ nữ mang thai lần đầu, cơn nghén nặng có thể quật ngã mẹ bầu với những triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa nghiêm trọng, ăn không thấy ngon, … Khi mẹ bầu nôn nhiều do nghén nặng, pH trong máu bị giảm và axit trong dạ dày của mẹ bầu tăng lên gây ảnh hưởng tiêu cực đến bé cưng trong bụng. Chưa kể là những triệu chứng này còn khiến mẹ bầu mất ngủ nảy sinh tâm lý cáu gắt, tức giận mọi lúc mọi nơi. Mẹ bầu cần kiểm soát thời gian nghỉ ngơi của mình trong ba tháng đầu thai kỳ nếu nghén nặng. Nghỉ ngơi nhiều sẽ giúp xua tan cơn mệt mỏi cho mẹ bầu và từ đó giảm thiểu tình trạng buồn nôn, nôn mửa.
Cách xử lý khi mẹ bầu nghén nặng
-Không bao giờ để dạ dày trống rỗng: Khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ bầu nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày với 3 bữa chính, 5-6 bữa phụ. Mẹ bầu còn có thể chuẩn bị một số món ăn vặt như bánh quy, củ khoai nhỏ hay miếng bánh mì sẵn nơi đầu giường để có thể nạp khi thèm. Ăn thật nhiều trái cây nhất là dưa hấu vì sẽ giúp giảm thiểu cảm giác buồn nôn cho mẹ bầu. Bên cạnh đó là chuẩn bị sẵn vài viên kẹo gừng đề phòng huyết áp xuống thấp gây chóng mặt buồn nôn. Mẹ nên tránh ăn đồ cay nóng hay các thức ăn chiên xào có quá nhiều dầu mỡ vì sẽ làm cho tình trạng nôn mửa trở nên trầm trọng hơn.
-Không đến những nơi có nhiều mùi: Các nơi nhiều mua như cây xăng, quán cà phê, các cửa hàng bán mỹ phẩm là những nơi mẹ tránh đến khi ốm nghén nặng.
-Uống nhiều nước: Nước vốn cần thiết cho các hoạt động của cơ thể, ở mẹ bầu lượng nước mỗi ngày mẹ bầu phải nạp vào cơ thể ít nhất là 2,5-3 lít nước. Khi mẹ bầu nghén nặng đến mức trong vòng 2 giờ đồng hồ, cơ thể mẹ không tiếp nhận bất kỳ chất lỏng nào thì mẹ bầu nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ có biện pháp can thiệp kịp thời như truyền nước để bù đắp lại lượng nước thiếu hụt. Mất nước ở mẹ bầu là hiện tượng vô cùng nguy hại cho thai nhi vì pH sẽ giảm và axit sẽ tăng đột ngột. Chính vì thế, mẹ bầu đừng để mình rơi vào tình huống tồi tệ này bằng cách uống nước nhiều ngay cả khi không khát nhé.
-Nghỉ ngơi nhiều: Khi mẹ bầu mất ngủ tình trạng ốm nghén chỉ càng tồi tệ hơn. Mẹ bầu nên sắp xếp để có thể ngủ nhiều hơn mỗi ngày. Mỗi uổi trưa, mẹ bầu cố gắng chợp mắt để cơ thể có thời gian tái tạo năng lượng giúp mẹ bầu bớt mệt mỏi vì nghén nặng.
-Bổ sung chất sắt và vitamin: Khi mẹ bầu ốm nghén chính là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mẹ đang thiếu chất sắt nghiêm trọng. Thiếu máu do thiếu sắt là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng chóng mặt buồn nôn ở mẹ bầu các tháng đầu mang thai. Bổ sung sắt còn có ý nghĩa giúp thai nhi phát triển toàn diện trong những tháng đầu thai kỳ. Mẹ nên thăm khám để bác sĩ có thể kết luận được chính xác lượng sắt cần bổ sung cho cơ thể như thế nào là hợp lý nhất.
Mẹ bầu nghén nặng có nguy hiểm không?
Với những mẹ bầu nghén ít thì hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến bé cưng trong bụng tuy nhiên, nếu mẹ nghén nặng trong suốt thai kỳ thì điều đó hoàn toàn có hại cho thai nhi. Bởi khi mẹ nôn suốt trong thời gian mang thì thì axit trong máu tăng cao đồng thời gây nên tình trạng nhiễm kiềm dẫn đến rối loạn cân bằng axit trong dạ dày mẹ bầu. Thậm chí, nồng độ kali bị hạ thấp có thể gây nguy hại cho cả mẹ lẫn bé.
Mẹ bầu nghén nặng không khỏi nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý kịp thời. Trong trường hợp mẹ bầu nghén nặng, các bác sĩ sẽ điều trị triệu chứng này bằng hợp chất glucose và vitamin B6. Hoặc mẹ bầu sẽ được tiêm thuốc vào tĩnh mạch trực tiếp tuy nhiên phương pháp điều trị này có giá thành cao. Một cách điều trị phổ biến để làm giảm triệu chứng nghén nặng ở mẹ mang thai là truyền tĩnh mạch dung dịch các chất điện ly giúp cân bằng căn cứ trên nhu cầu cơ thể của từng mẹ bầu.
Mẹ bầu nghén nặng là triệu chứng đáng lo ngại cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời. Tránh để chứng ốm nghén nặng khiến thai kỳ của mẹ trôi qua nhọc nhằn, mẹ nhé.
Từ khóa được tìm kiếm:
- tại sao có bầu lần đầu bị nghén nặng
Để lại một bình luận