Sau đây là tổng hợp 4 xu hướng cho trẻ ăn dặm nổi bật dành các mẹ đang băn khoăn lựa chọn phương pháp phù hợp cho bé yêu của mình.
Ăn dặm tự chỉ huy
Theo Hiệp Hội Dinh Dưỡng Anh, phương pháp ăn dặm tự chỉ huy viết tắt là BLW là phương pháp ăn dặm dựa trên nguyên tắc cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên để tự khám phá thức ăn dạng thô. Trẻ em sẽ được tự do chọn món mình muốn ăn trong khẩu phần ăn của mình mỗi bữa.
Ưu điểm: Bé sẽ sớm được tham gia vào bữa ăn của gia đình nhằm thừa hưởng các thói quen ăn uống của các thành viên trong nhà. Hơn nữa, trẻ sẽ được thử các loại thực phẩm đa dạng và phong phú ngay từ lúc ban đầu.
Nhược điểm: Không tạo được cho trẻ thói quen ăn uống khoa học ngay từ khi còn nhỏ. Bé dễ có nguy cơ bị nghẹn, hóc, ngạt thở trong lúc ăn.
Ăn dặm kiểu Nhật
Phương pháp này đã được nhiều mẹ ở Việt Nam áp dụng cho bé yêu của mình. Theo đó, ăn dặm kiểu Nhật chủ yếu chú trọng đến việc cho trẻ tập làm quen với mùi vị thức ăn và phát triển khả năng vị giác của trẻ. Mỗi ngày mẹ sẽ cho bé ăn một bữa, sữa vẫn là bữa chính của trẻ.
Những thực phẩm này sẽ được xay nhuyễn trộn chung với nhau theo công thức tự chọn nhằm tạo cho bé thói quen ăn uống lành mạnh từ nhỏ.
Ưu điểm: Trẻ được bắt đầu làm quen dần dần với thực phẩm loãng sau đó đặc dần. Nhờ vậy, con sẽ học được cách nhai, nuốt thức ăn, tránh trường hợp bị hóc, nghẹn.
Khuyết điểm: Mẹ sẽ mất thời gian để tìm hiểu về công thức cũng như cách chế biến thực phẩm. Hơn nữa, đây cũng là phương pháp ăn dặm có nguy cơ thất bại cao hơn vì trẻ có thể quay lại vạch xuất phát vào bất cứ lúc nào.
Ăn chay
Đừng quá bất ngờ về phương pháp này, thậm chí cả trẻ nhỏ cũng có thể ăn chay. Các thực phẩm từ đạm động vật thực ra không tốt cho cho sự phát triển của bé từ sớm. Vì vậy, thay vì cho bé ăn thịt, cá, trứng, mẹ nên ưu tiên rau xanh, cháo, các loại hạt đậu cho bé những năm đầu đời.
Khuyết điểm: Nguồn đạm từ thực vật thường khó hấp thụ hơn từ động vật. Hơn nữa hệ tiêu hoá của trẻ con quá non nớt cho việc tiêu thụ các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Bởi vậy, nếu lựa chọn chế độ ăn chay cho con, các mẹ nen đảm bảo bổ sung sắt, canxi và vitamin b 12 từ các nguồn khác.
Chế độ ăn uống không có Gluten
Chế độ này đảm bảo các loại thức ăn chứa gluten sẽ không có trong thực đơn ăn uống hàng ngày của bé. Theo đó, các thực phẩm không chứa gluten là lúa mì, lúa mạch đen hoặc các phụ gia thực phẩm cho thức ăn chế biến sẵn như kem, nước dùng, đồ hộp …
Một chế độ không có gluten thường dành cho những trẻ bị dị ứng gluten hoặc mắc bệnh celiac – một căn bệnh nguy hiểm cho đường ruột nếu ăn phải gluten.
Khuyết điểm: Phương pháp này khiến trẻ không thể tiêu thụ các đồ ăn như bánh mì, lúa mạch, yến mạch … Đây vốn là các thực phẩm cung cấp chất xơ dồi dào cho hệ tiêu hoá khoẻ mạnh cho bé.
Để lại một bình luận