Sôi bụng thường là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh khiến bé quấy khóc, mệt mỏi, bỏ bú làm mẹ lo lắng không yên. Đây là những kiến thức cơ bản về sôi bụng ở trẻ sơ sinh chắc chắn mẹ cần phải nắm được.
Tại sao trẻ sơ sinh bị sôi bụng?
Sôi bụng là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ em từ 3-18 tuần tuổi sau sinh. Theo thống kê có khoảng 30 % trẻ sơ sinh rơi vào tình trạng sôi bụng, chướng bụng đầy hơi, bởi vậy nên mẹ không cần quá lo lắng khi con bị như vậy.
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng thường do các nguyên nhâu sau:
- Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn: Nếu bé bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng vẫn bị sôi bụng là do mẹ ăn đồ ăn lạ hoặc các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc khó tiêu.
- Trẻ uống sữa công thức: Một số sữa công thức có chứa nhiều lactose khiến trẻ khó khăn trong việc hấp thụ nên gây ra tình trạng bé sôi bụng, đầy hơi thậm chí rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
- Trẻ bú sữa bình: Có thể do cách pha chế sữa hoặc cho bé bú không phù hợp khiến không khí lọt vào bình sữa của trẻ nhiều. Khi bé nuốt phải không khí nhiều sẽ gây ra tình trạng sôi bụng.
Triệu chứng trẻ bị sôi bụng
Mẹ quan sát có có dấu hiệu xì hơi ngay khi bú mẹ hoặc uống sữa công thức. Thậm chí bé còn xuất hiện dấu hiệu đi ngoài, phân lỏng, đau bụng, biếng ăn. Hiện tượng sôi bụng có thể diễn biến từ từ sao đó gia tăng nặng nề hơn. Một số bé còn bị nôn mửa, trớ sữa ra ngoài.
Mẹ nên làm gì khi bé bị sôi bụng?
Khi đã phát hiện rõ nguyên nhân tại sao bé bị sôi bụng, mẹ có thể xác định để chữa trị cho bé.
Đầu tiên, mẹ nên thay đổi tư thế bế bé, vô lưng cho con để bé dễ dàng ợ hơi. Ngoài ra, mẹ nên đặt con nằm ngửa xuống giường rồi gập đầu gối bé lại rồi thả ra để cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Thứ hai, đối với bé bú sữa công thức thì mẹ cần xem xét lại các loại thực phẩm từ sữa cho bé sử dụng. Chú ý, sữa không nên chứa nhiều lactose, chúng là nguyên nhân khiến bé đi ngoài và tiêu chảy do cơ thể không thể tiêu hóa được. Bởi vậy, cắt giảm lượng lactose bằng cách thay đổi sữa khác có thể là cách để trẻ giảm tình trạng sôi bụng và đi ngoài.
Thứ 3, mẹ cần chú ý việc vệ sinh dụng cụ pha chế sữa của con đảm bảo. Luôn phải rửa sạch để ráo khô, tiêu trùng bình sữa, dụng cụ pha chế sữa và núm vú trước khi cho trẻ sử dụng. Chú ý khi pha sữa mẹ nên hạn chế lượng khí lọt vào bình ở mức thấp nhất.
Thứ 4, với mẹ cho con bú sữa cần chú ý lại chế độ ăn uống và dinh dưỡng hàng ngày của mình. Bởi những thực phẩm mẹ ăn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị sữa cho con bú. Một số loại rau quả như cà chua, cam, quýt, cải xanh, giá đỗ, đậu lành … mẹ ăn hàng ngày. có thể khiến bé bị sôi bụng khi bú sữa.
Khi nào mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ?
Nếu mẹ nhận thấy con có dấu hiệu sôi bụng nhưng vẫn ăn, ngủ, chơi tốt thì hãy áp dụng chế độ ăn uống nhiều rau xanh và chất xơ, ít sữa để giúp bé giảm hẳn sôi bụng. Nhưng ngược lại, khi trẻ có dấu hiệu đầy hơi, quấy khóc, tiêu chảy, bỏ ăn thì hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Từ khóa được tìm kiếm:
- sôi bụng language:vi
- bị sôi bụng có nên ăn sữa chua không
- trẻ sơ sinh bị sôi bụng phải làm sao
- trẻ sơ sinh bị sôi bụng nên làm gì
- trẻ sơ sinh bị sôi bụng
- trẻ sơ sinh ăn sữa ngoài bị sôi bụng đi ngoài
- sau khi sinh khong bi soi bung ta phai lam gi
- mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh đi phân có máu
- lam gi khi trẻ sơ sinh không tiêu sôi bụng
- trẻ sơ sinh sôi bụng do sữa bột
Để lại một bình luận