Tự ý mua thuốc điều trị, nhỏ thuốc hay áp dụng các mẹo dân gian không đúng cách để trị viêm tai cho trẻ em có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng. Mẹ cần tìm hiểu rõ căn nguyên và hướng dẫn điều trị phù hợp từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho bé.
Nhiều mẹ thấy con bị viêm tai giữa, tự ý mua thuốc cho con uống có thể sẽ gây ra những biến chứng do ngộ độc thuốc kháng sinh hoặc trở thành mãn tính.
Sai lầm của mẹ khi điều trị viêm tai giữa cho con
Tự ý dùng oxy già để nhỏ tai là sai lầm tai hại mà một số bà mẹ không biết đã làm cho con. Sử dụng oxy già nhỏ tai sẽ ảnh hưởng tới lớp biểu bì bảo vệ trên da ống tai, làm chậm quá trình lành vết thương của tai và gây chít hẹp ông tai ngoài ảnh hưởng tới sức nghe của trẻ.
Cạo thuốc kháng sinh rắc vào tai: Đây là việc làm rất nguy hiểm bởi thuốc viên có thể gây tắc dịch dẫn đến dịch viêm không dẫn lưu ra ngoài. Một số trường hợp gây ra viêm xương chũn gây chứng nội sọ.
Mẹ chú ý với các bệnh liên quan đến viêm tai giữa cần phải đến khám tại cơ sở chuyên khoa tai mũi họng. Tuyệt đối không tự mua thuốc để điều trị mà không hỏi ý kiến thầy thuốc bởi chúng có thể gây ra di chứng nghiêm trọng, dẫn tới điếc.
Bệnh viêm tại giữa ở trẻ em và điều mẹ cần biết
Tai được chia làm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài ngăn cách với tai giữa bằng màng nhĩ giúp bảo vệ tai giữa và tai trong khỏi những tổn thương, các tác động của yếu tố vật lý, hóa học từ môi trường bên ngoài.
Trong khi, tai giữa và tai trong được ngăn bách bằng lớp màng ở cửa sổ tròn rất dễ hấp thu các loại thuốc nên dễ gây ngộ độc tai dẫn tới điếc nặng, không phục hồi. Viêm tai giữa là dạng vùng tai giữa có xuất hiện mủ tích tụ lại, gây đau và đỏ màng nhĩ, dẫn tới sốt cao.
Triệu chứng trẻ bị viêm tai giữa
- Khi nằm, nhai hoặc bú có thể gây ra những cơn đau vì thế trẻ thường ăn ít và khó ngủ.
- Trong tai xuất hiện dịch đọng nhiều khiến trẻ khó chịu thường xuyên kéo giật tai mạnh, thò tay vào trong tai hoặc quấy khóc nhiều hơn bình thường.
- Áp suất từ dịch tích tụ nhiều sẽ gây thủng màng nhĩ, dẫn tới rò rỉ dịch trong tai.
- Không có phản ứng với các âm thanh yếu, khi bật to tivi hoặc radio
- Bị mất tập trung khi ở trường
Viêm tai giữa có lây không?
Bệnh viêm tai không lây nhiễm nhưng nếu nó có liên quan đến chứng cảm lạnh thì chúng có thể phát tán.
Bệnh kéo dài bao lâu?
Viêm tai giữa có thể biến mất trong 2-3 ngày mà không cần liệu pháp đặc trị nào. Tuy nhiên, nếu bác sĩ cho trẻ dùng kháng sinh thì có thể kéo dài tới 10 ngày tối đa. Một số trẻ bị viêm nhẹ có thể chỉ cần dùng liều kháng sinh từ 5-7 ngày. Tuy nhiên, sau khi điều trị hết đợt viêm, dịch vẫn có thể đọng lại trong vùng tai giữa vài tháng sau.
Cách phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ em
Nếu không phải do tiền sử gia đình thì mẹ có thể giúp bé phòng bệnh bằng những cách sau đây:
- Nên nuôi con bằng sữa mẹ tối thiểu 6 tháng: Việc này giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ và ngăn ngừa viêm tai từ sớm.
- Hạn chế cho trẻ bú nằm, hãy giữ trẻ ở góc nghiêng vừa phải.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc
- Hạn chế tiếp xúc với các trẻ đang mắc các bệnh liên quan tới hô hấp. Đây là nguyên nhân dẫn tới viêm tai thường xuyên.
- Rửa và vệ sinh tay sạch sẽ đối với cả trẻ và cha mẹ.
- Tiêm chủng đúng lịch cho bé, đặc biệt là các vắc xin ngăn ngừa viêm tai.
Từ khóa được tìm kiếm:
- https://babaucanbiet com/sai-lam-me-hay-mac-phai-khi-tri-viem-tai-giua-o-tre-em/
Để lại một bình luận