Mang thai, sinh con đều là những trải nghiệm quá đỗi mới mẻ đặc biệt đối với phụ nữ lần đầu mang thai. Có rất nhiều bí mật mà phải đến tận khi lâm bồn mẹ mới tường tận. Để giúp mẹ có thêm sự chuẩn bị cho hành trình vượt cạn đang ngày một gần, bài viết này cung cấp cho mẹ 15 bí mật mà chắc chắn mẹ lần đầu sinh nở chưa nghe qua bao giờ.
Cảm xúc của mẹ đạt đến mức cực đoan
Quá trình chuyển dạ là trải nghiệm không thể diễn tả hết trong một vài dòng là xong và việc mô tả cũng khó sánh bằng cơn đau đớn mẹ phải chịu đựng. Những cơn co thắt tử cung cùng sự thay đổi mức độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể người mẹ có khả năng làm cảm xúc của mẹ đạt đến mức cực đoan.
Để ngăn chặn tình huống mất kiểm soát, mẹ bầu nên tham gia lớp học tiền sản, nhờ sự tư vấn từ bác sĩ, y tá hay thông qua việc đọc sách, báo chí để có thể hiểu hơn về quá trình chuyển dạ, sinh con.
Khá nhiều mũi tiêm trước khi sinh
Mẹ cần chuẩn bị tinh thần trước bởi trước khi vào phòng sinh em bé, mẹ sẽ được tiêm khá nhiều mũi, nhất là những mẹ bầu có ven nhỏ. Do đó, mẹ đừng cảm thấy ngạc nhiên hay lo lắng khi bỗng dưng lại được tiêm quá nhiều trước khi sinh con, mẹ nhé.
Máy đo huyết áp là bạn đồng hành
Trước khi sinh, mẹ sẽ được bác sĩ đo và theo dõi nhịp tim và huyết áp bằng công cụ máy đo huyết áp. Trong và sau khi sinh, mẹ cũng phải đồng hành cùng máy đo huyết áp này để đề phòng khi xảy ra các tình huống huyết áp bất thường nguy hiểm.
Quá nhiều y bác sĩ
Mẹ không khỏi lo lắng khi những ngày lưu lại chờ sinh con hay khi đã hạ sinh bé trong bệnh viện, mẹ được gặp và tiếp xúc với khá nhiều y bác sĩ. Đó là điều hết sức hiển nhiên vì mẹ bầu sẽ được các y bác sĩ hỏi han, thăm khám liên tục để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé đều ở trong trạng thái tốt nhất trước và sau khi sinh.
Túi ối có thể bị chọc vỡ
Các bác sĩ có thể sẽ phải áp dụng thủ thuật nhằm chọc vỡ ối để mẹ sinh nhanh hơn. Đi kèm với việc túi ối bị vỡ là các cơn co thắt tử cung khiến mẹ đau đớn.
Chỉ 1 người thân được ở cùng mẹ trong phòng sinh
Nhiều mẹ mong muốn có mặt ông xã trong lúc vượt cạn cùng mình nhưng cũng có không ít trường hợp mẹ thích sinh con mà không có bất kỳ người thân nào có mặt trong phòng sinh. Quy định là chỉ 1 người thân được ở cùng mẹ trong phòng sinh. Điều này giúp mẹ không bị áp lực, căng thẳng trong lúc sinh con.
Lựa chọn người thân đi cùng mẹ vào phòng sinh hay chỉ một mình mẹ trải qua quá trình sinh nở hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của mẹ.
Gây tê ngoài màng cứng
Mẹ sẽ được gây tê ngoài màng cứng khi vào phòng sinh. Điều này nhằm giúp giảm phần nào sự đau đớn khi sinh nở cho mẹ mà thôi. Khi đó, từ vùng thắt lưng trở xuống mẹ hoàn toàn không còn cảm giác nữa.
Đặt ống thông tiểu
Nếu mẹ chọn cách sinh con không đau tức là sẽ được gây tê ngoài màng cứng hoặc sinh con bằng phương pháp mổ thì mẹ sẽ được các bác sĩ đặt ống thông tiểu. Bởi tác dụng của thuốc mê sẽ khiến mẹ không hay biết gì về việc cần phải đi tiểu nên ống thông tiểu chính là giải pháp tối ưu.
Vết rạch ở tầng sinh môn
Đó là dấu vết của việc sinh con mà bất kỳ người mẹ nào khi sinh thường cũng sẽ phải trải qua. Bác sĩ sẽ khâu lại vết rạch và nó sẽ liền ngay sau đó nên mẹ cũng đừng quá lo ngại, sợ sệt mẹ nhé.
Tất nhiên để vết khâu chóng lành mẹ cần nghỉ ngơi, không làm bất kỳ việc gì như nâng vật nặng hay gập mình khiến vết khâu bị ảnh hưởng.
Đại tiện
Khi thuốc gây mê màng cứng còn tác dụng, mẹ sẽ không có cảm giác mình đã đi đại tiện rồi. Nhưng điều này hoàn toàn bình thường hết nhé mẹ ơi, chẳng có gì phải xấu hổ cả.
Trước khi vào phòng sinh, mẹ không nên ăn uống
Các y bác sĩ sẽ căn dặn đi căn dặn lại mẹ điều này trước khi bước vào phòng sinh nhằm giúp cho quá trình vượt cạn của mẹ suôn sẻ hơn.
Nôn mửa trong khi rặn đẻ
Nhiều mẹ khi rạn đẻ do quá hồi hộp, hoặc vì một lí do nào đó có thể nôn mửa. Đây cũng là điều hết sức bình thường và khá phổ biến nên không có gì đáng lo ngại, mẹ nhé.
Đến lúc vào phòng sinh mẹ mới gặp bác sĩ
Chắc chắn rồi, vì các bác sĩ cực kỳ bận rộn nên mẹ sẽ chỉ gặp được họ trong lúc mẹ đã vào phòng sinh em bé.
Nhau thai được đẩy ra ngoài cùng em bé
Sau khi em bé đã được lấy ra khỏi bụng mẹ thì mẹ còn phải cố gắng rặn thêm vài lần để đẩy hết nhau thai ra khỏi tử cung.
Sau bao lâu mẹ mới gặp được bé con?
Bé con sau khi chào đời sẽ được các y tá đem đi làm sạch, cân đo cũng như kiểm tra sức khỏe của bé. Mẹ có thể nhìn thấy bé trong giây lát chứ không thể gặp con ngay sau khi sinh. Từ 3-4 tiếng sau sinh, mẹ mới có thể được gần gũi con.
Quá trình từ chuyển dạ đến sinh con là một hành trình dằng dặc với bất kỳ người mẹ nào. Nhưng những gì mẹ chịu đựng hoàn toàn xứng đáng để chào đón thiên thần nhỏ, phải không? Hy vọng các bí mật trên giúp mẹ có thêm kinh nghiệm, kỹ năng để sẵn sàng cho kỳ vượt cạn, nhé.
Từ khóa được tìm kiếm:
- bí mật khi vào phòng sinh
- https://babaucanbiet com/me-da-biet-het-15-bi-mat-sinh-con-nay-chua/
Để lại một bình luận