Thời tiết thay đổi thất thường dễ khiến trẻ em dưới 8 tuổi sức đề kháng kém dễ mắc viêm họng. Nếu không biết cách phòng và chữa bệnh kịp thời sẽ dẫn tới sốt cao, viêm phế quản, viêm phổi … rất nguy hiểm.
Biểu hiện của bệnh viêm họng ở trẻ em
Trẻ bị viêm họng thường hay sốt đột ngột khoảng 39 -40 độ C
- Cổ họng đau rát, bị mất tiếng tạm thời, ho khan
- Nổi hạch vùng cổ, hạch góc gây viêm tấy sưng to làm trẻ đau khi nuốt và đau lên cả tai
- Niêm mạc họng đỏ rực, amidan sưng to và đỏ
- Bệnh viêm họng thường dễ dẫn tới các biến chứng như viêm tai, viêm mũi, viêm phế quản. Để lâu trẻ còn có nguy cơ bị thấp tim. Thậm chí cầu khuẩn của bệnh viêm học khiến cơ thể sản xuất kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp, thần kinh rất nguy hiểm.
Nguyên nhân dẫn tới viêm cổ họng ở trẻ em
Do môi trường ô nhiễm: Sống trong môi trường thường xuyên có rượu, bụi thuốc lá, khí thải hoá chất, ẩm, bụi cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi nảy nở. Bởi vậy, khi ra ngoài đường mẹ nhớ bịt khẩu trang và thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ, nhằm tránh để vi khuẩn virut từ môi trường xung quanh ảnh hưởng.
Do thời tiết: Thời tiết lạnh giá hay thay đổi bất thường khiến sức đề kháng của cơ thể bị ảnh hưởng, nhờ vậy vi khuẩn và virus sẽ dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
Do hít phải khói thuốc lá: Khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người hút thuốc mà còn gây nguy hiểm đến những người hít phải, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trong khói thuốc này có chứa chất nicotin làm niêm mạc họng bị vi khuẩn tấn công gây ra bệnh viêm họng.
Do tình trạng viêm nhiễm khác trong cơ thể: Một số các bệnh liên quan đến tai mũi họng như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm lợi … thường tạo ra những ổ viêm. Vi khuẩn có thể từ những ổ viêm này lây lan xuống dưới vòm họng gây viêm họng.
Do các bệnh liên quan: Những bệnh về đường hô hấp hay hệ tiêu hoá cũng là thủ phạm gây ra viêm họng như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, dị ứng …
Cách chăm sóc và điều trị bệnh viêm họng ở bé
Khi trẻ viêm họng mẹ cần để trẻ nghỉ ngơi và giữ ấm cho bé đặc biệt ở vùng cổ, ngực, gang bàn chân. Đồng thời bạn cũng nên cung cấp đủ nước, vitamin C bằng cách ăn nhiều loại hoa quả như cam, quýt, bưởi hoặc viên uống để tăng sức đề kháng cho cơ thể và bù lại lượng nước đã mất.
Với những trẻ sốt cao trên 38 độ c, không khỏi thì bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp. Bố mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua kháng sinh cho bé uống. Bởi thực tế, sử dụng kháng sinh cho trẻ nhỏ cần hết sức thận trọng bởi kháng sinh một phần tiêu diệt các virus, vi khuẩ có hại nhưng cũng huỷ hoại các loại virus, vi khuẩn có lợi khiến trẻ dễ bị tấn công lại.
Thêm nữa, khi trẻ bị đau rát cổ mẹ nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm pha lõng thường xuyên, đồng thời dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Cách phòng bệnh viêm họng ở trẻ em
- Tập cho bé thói quen uống nhiều nước, nước nên được đun sôi để nguội
- Giúp bé vệ sinh họng, răng, miệng hàng ngày bằng cách đánh răng và súc miệng bằng nước muỗi loãng
- Giữ ấm vùng cổ, tay, chân để tránh để gió lạnh lùa vào cơ thể
- Hạn chế cho trẻ uống nước quá nóng hoặc quá lạnh. Phòng ngủ của bé cần thông thoáng, không có gió lùa.
- Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất và vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Hạn chế đưa trẻ tới chỗ đông người, nơi bị ô nhiễm, khói bụi, nên đeo khẩu trang cho bé khi ra đường.
- Rèn luyện sức khoẻ thể chất cho bé bằng những bài tập nhỏ hoặc các hoạt động vui chơi ngoài trời để tăng sức đề kháng cho bé.
Để lại một bình luận