Sinh non gây khiến cho trẻ có nguy cơ mắc bệnh vàng da, suy hô hấp, bệnh về thần kinh … Để tránh hậu quả này, trước hết mẹ bầu cần nắm rõ những dấu hiệu dễ dẫn tới sinh non trong giai đoạn cuối thai kỳ.
Theo như các bác sĩ khoa sản thì sinh non là hiện tượng dễ xảy ra vào tuần 20 -37 thai kỳ bởi nhiều các nguyên nhân chủ quan do bà bầu hay khách quan do hoàn cảnh tác động. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần phải nhận biết các dấu hiệu của sinh non để kịp thời xử lý và điều trị, tránh những hậu quả đáng tiếc lên trẻ sơ sinh.
- Âm đạo tiết dịch bất thường
Khi mẹ bầu thấy âm đạo có xu hướng tiết dịch nhiều bất thường thì chứng tỏ rằng thai nhi đang gặp vấn đề. Đặc biệt tình trạng ẩm ướt âm đạo xảy ra thường xuyên, thậm chí thấm ra ngoài quần, nguy hiểm hơn là kèm theo máu hoặc dịch nhày màu trắng thì tốt nhất mẹ bầu nên đi khám bác sĩ ngay.
- Các cơn co thắt xảy ra thường xuyên và liên tiếp
Khi mẹ bầu thường xuyên phải chịu những cơn co thắt ở bụng dưới thì đây là tín hiệu của việc mẹ dễ sinh non. Đặc biệt, nguy hiểm hơn là mẹ bầu phải hứng chịu những cơn co do chuột rút hay chảy máu âm đạo thì cần đi khám bác sĩ ngay nhé!
- Buồn nôn
Dấu hiệu buồn nôn diễn ra trong 3 tháng đầu tiên thì là điều bình thường. Tuy nhiên đến giai đoạn thai nhi từ 20 – 37 tuần tuổi mẹ bầu vẫn có những dấu hiệu của buồn nôn, thậm chí là váng đầu, tiêu chảy thì đây là biểu hiện chứng tỏ thai nhi phát triển không khỏe mạnh. Nguy cơ này dẫn tới tỉ lệ sinh non khá cao.
- Đau ở vùng thắt lưng
Nếu bà bầu có cảm giác đau dồn dập đặc biệt ở thắt lưng thì có thể bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ sinh non.
- Thai nhi ít đạp
Nếu thai nhi có vẻ nằm yên trong bụng mẹ, ít đạp thì đây là dấu hiệu không hề tốt chút nào. Mẹ bầu có thể kiểm tra bằng các nằm xuống, theo dõi các hoạt động của bé. Trong 2 giờ đồng hồ bé gần như không có 10 chuyển động thì bạn nên tới khám bác sĩ khoa sản để xem tình trạng của em bé như thế nào, liệu có phát triển ổn định không?
- Vỡ nước ối
Đây có thể là dấu hiệu của việc sắp chuyển dạ. Nhiều người sẽ vỡ nước ối theo kiểu nhỏ giọt trong khi những người khác thì tuôn ào ào. Nếu bạn có biểu hiện của việc vỡ nước ối hay dò dỉ nước ối thì nên tới ngay bệnh viện để được bác sĩ hỗ trợ khần cấp.
Cách phòng tránh sinh non ở bà bầu
Mẹ bầu cần phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong quá trình mang thai. Ngoài ra, các mẹ cũng nên có những chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn ngủ nghỉ khoa học để thai nhi phát triển khỏe mạnh .
Việc tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga cũng có tác dụng giảm nguy cơ sinh non ở mẹ bầu đêm lại cho thai phụ cảm giác thoải mái, thư dãn.
Mẹ bầu cũng tránh xa các chất kích thích như bia, rượu, cà phê đặc biệt là khói thuốc lá để thai nhi phát triển khỏe mạnh tránh nguy cơ sinh non.
Cảm giác căng thẳng ,stress trầm trọng có thể là nguyên nhân dẫn tới sinh non ở bà bầu. Vì vậy trong thời gian mang thai mẹ bầu nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh suy nghĩ nhiều, ngủ nghỉ đúng giờ để thuận lợi cho sự phát triển của thai nhi.
Để lại một bình luận