Chân vòng kiềng thường thiếu thẩm mĩ khiến trẻ tự ti khi trưởng thành, đặc biệt là bé gái. Để tránh cho con mình không vướng phải “ thảm hoạ” này, bố mẹ nên áp dụng bí quyết sau giúp chân bé thẳng tưng ngay từ nhỏ nhé!
Thế nào bị gọi là chân vòng kiềng?
So với chân bình thường, hai đầu gối khi đứng phải chạm với nhau, 2 mắt cá chân cũng vậy. Nếu trẻ bị vòng kiềng, khi đứng thẳng hai bên khớp gối đều nghiêng làm cho đầu gối không khít nhau, cách nhau khoảng 1,5 cm.
Nguyên nhân trẻ bị chân vòng kiềng
- Thiếu vitamin D: Đây là loại vitamin góp phần tổng hợp canxi để hình thành khung xương của trẻ. Tuy nhiên trong giai đoạn phát triển nếu không cung cấp đủ vitamin D sẽ khiến trẻ bị biến dạng xương gây ra chân vòng kiềng, thậm chí vẹo cột sống.
- Do bố mẹ để bé đứng hoặc đi quá sớm: Thông thường từ 7 – 9 tháng các bé sẽ bắt đầu tập đứng hoặc đi chập chững từng bước. Tuy nhiên, thời gian biết đi này phụ thuộc vào tuỳ từng trẻ. Nhiều bậc phụ huynh vì quá sốt ruột khi thấy con mình đi không bằng con nhà người ta nên ép bé đứng thường xuyên. Sự nhầm tưởng rằng đứng nhiều thì trẻ sẽ nhanh biết đi nhưng thực chất khung xương của con còn rất non nớt, chưa đủ sức nâng đỡ toàn bộ cơ thể nên xương chân bé dễ bị vòng kiềng.
- Bế trẻ sai cách: Xương chân của trẻ rất mềm nên nếu bố mẹ có thói quen bế con để quặp chân vào bụng hoặc địu bé trên lưng một thời gian dàn sẽ khiến bé bị vòng kiềng. Thêm nữa, khi bố mẹ dùng xe tập đi từ trước 9 tháng tuổi cũng có nguy cơ khiến bé bị chân vòng kiềng. Điều này là do bé thường nhón chân vì phải đi theo xe tập này lâu ngày.
Bí quyết giúp bé chân thẳng tưng không bao giờ bị chân vòng kiềng
Thường xuyên nắn bóp chân nhiều hơn
Muốn bé có đôi chân thẳng đẹp thì ngay từ bé mẹ hãy thường xuyên xoa bóp và nắn tay chân của bé giúp máu huyết lưu thông. Đặc biệt với trẻ từ tháng 6 đến 1 năm, mẹ cần kiên trì nắn cho bé theo hướng vào trong từ đùi tới mắt cá chân. Bởi xương bé thời điểm này còn mềm nên rất dễ để nắm bóp, giúp chân bé thẳng và tránh được tật vòng kiềng hiệu quả.
Nhớ tắm nắng cho bé
Thực chất, tắm nắng cho bé rất tốt để hấp thụ vitamin D góp phần cấu tạo nên xương. Không những vậy, ánh nắng mặt trời còn góp phần cho trẻ tăng cường sức đề kháng, chống viêm, diệt khuẩn. Tuy nhiên bạn nên chọn thời gian tắm nắng phù hợp nhất để trẻ giảm bớt đc nguy cơ còi xương và sở hữu đôi chân thẳng đẹp.
Không để bé ngồi xổm, bế cắp nách hay địu trên lưng
Việc bế địu bé trong những năm tháng đầu đời rất quan trọng để giúp bé có một đôi chân thẳng. Bởi vậy nên bố mẹ khi bế con nên tránh cặp hai chân bé vào người hoặc để bé ngồi xổm, ngồi hai bên, cưỡi ngựa hoặc xe đồ chơi quá lâu.
Để bé tập đi sớm hoặc dùng xe tập đi đối với trẻ
Trẻ tập đi tuỳ theo từng bé mà thời gian dao động khác nhau, thường là từ 11 – 24 tháng. Nếu trẻ chưa có dấu hiệu tập đi thì bạn không nên ép.
Đặc biệt việc cho bé tập đi sớm hoặc đứng quá lâu sẽ làm cho phần xương chân của bé bị cong bởi phải chịu trọng lượng lớn của cơ thể bé dồn xuống hai chân. Bố mẹ cũng không nên sử dụng xe tập đi sớm đối với bé, bởi khi ở trong xe này bé thường xuyên phải nhón chân để bởi theo xe, điều này làm xương chân bé khó có thể phát triển bình thường.
Bổ sung đầy đủ vitamin D cho bé từ nhỏ
Bố mẹ có thể cung cấp vitamin D dưới nhiều cách như cho bé uống sữa, ăn nhiều thực phẩm chứa canxi như trứng, đậu … Ngoài ra, bạn có thể bổ sung trực tiếp canxi hoặc vitamin D cho bé dưới dạng thuốc uống, tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần phải có hướng dẫn của bác sĩ.
Để lại một bình luận