Trẻ bị sốt thường kèm theo mệt mỏi, chán ăn đồng thời tiêu hóa kém. Bởi vậy, mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đúng cách cho bé để con đủ sức chống lại cơn khó chịu mà vẫn ăn ngon miệng.
Những thực phẩm bé nên ăn khi đang bị sốt
Nước
Khi nhiệt độ cơ thể trẻ tăng cao, bé sẽ dễ bị mất nước và các vi khuẩn, virus sẽ có điều kiện để sinh sôi mạnh mẽ. Đây chính là lý do mẹ cần cho bé uống nước lọc nhiều hơn nhằm bổ sung lượng nước đã mất và không để bé kiệt sức. Nước cũng giúp cơ thể tăng cường đào thải độc tố ra ngoài dễ dàng hơn.
Hơn nữa, mẹ cũng nên thay nước lọc bằng nước đun sôi để pha nguội với hydrit hoặc oresol để bù điện giải cho bé.
Nước trái cây, sinh tố
Bạn có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống của bé những loại trái cây như cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối … Các loại trái cây này vừa cung cấp thêm vitamin cho cơ thể nhằm tăng sức đề kháng vừa giúp giảm sốt, bù điện giải đã mất. Thay vì cho bé ăn trực tiếp mẹ nên say ra để bé dễ dàng hấp thụ hơn.
Đặc biệt, mẹ nên chú trọng đến nước cam bởi chúng giàu vitamin C, tăng cường miễn dịch tự nhiên và gia tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thậm chí, nếu bé không chịu uống oresol thì mẹ có thể pha nước trái cây kết hợp với oresol. Như vậy vừa giúp bé bù nước cho cơ thể mà lại cảm thấy ngon miệng hơn mà không có cảm giác như đang phải uống thuốc.
Ngoài sinh tố trái cây, mẹ có thể cho bé uống nước dừa, chúng có tác dụng tương tự như oresol, cung cấp điện giải, kali và vitamin C. Nước dừa giúp trẻ bù sốt và củng cố hệ miễn dịch cho bé nhờ thành phần vitamin C dồi dào.
Cháo/súp gà, thức ăn loãng
Những đồ ăn loãng, dễ nuốt như súp, bún, phở nấu cùng với thịt gà, thịt heo, thịt bò đều là các món ăn cần thiết thích hợp để xoa dịu cơ khó chịu của bé.
Món cháo hoặc súp được nấu từ thịt cũng chứa nhiều dinh dưỡng để bồi bổ cơ thể bé mau phục hồi, chống viêm, kháng khuẩn và nhanh hạ sốt. Khi nấu cháo, mẹ chú ý cho thêm rau thơm, nấm để bổ sung thêm vitamin, khoáng chất đồng thời giã cảm cho bé.
Sữa chua
Đây là món ăn giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp cơ thể khỏe hơn, tiêu hóa tốt nhằm nhanh hồi phục cơ thể. Để kích thích khẩu vị đang chán ăn của trẻ, mẹ nên chọn các loại sữa chua trái cây như chuối, cam, xoài hoặc tự chế biến hoa quả xay nhuyễn với sữa chua để cho trẻ ăn. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế cho bé ăn sữa chua lạnh bởi điểu này dễ khiến bé dễ bị viêm cổ họng, sốt cao hơn.
Rau xanh
Đừng bỏ quên các loại rau xanh như cà chua, bắp cải, rau cải, mồng tơi, rau ngót, rau rền … trong thực đơn của bé. Tuy nhiên để dễ dàng cho trẻ ăn, mẹ nên ưu tiên chế biến dưới dạng luộc, nấu lẫn với súp thay vì xào với nhiều dầu mỡ. Rau xanh sẽ giúp bé bổ sung nguồn vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng sức đề kháng và hạ sốt hiệu quả.
Nước gừng
Gừng là gia vị giúp tổng đẩy lượng nhiệt của cơn sốt ra khỏi cơ thể . Nước gừng hỗ trợ cho hoạt động miễn dịch trong cuộc chiến với bệnh viêm nhiễm, tăng cường lưu thông máu huyết, giúp bé tỉnh táo và giảm sốt.
Bạn băm gừng tươi pha với 200 ml nước sôi rồi ngâm vài phút thì cho thêm mật ong. Ch trẻ uống từ 3-4 lần mỗi ngày.
Những thực phẩm trẻ nên tránh khi bị ốm
- Trứng gà: Đây là món ăn giàu protein tốt cho sức khỏe nhưng lại không tốt cho người bị ốm, sốt. Bởi tiêu thụ trứng trong khi đang sốt có thể khiến bé sốt cao hơn và lâu khỏi hơn.
- Thức ăn khó tiêu: Những món ăn bổ dưỡng nhưng khó tiêu như tôm, cua, các loại thịt nhiều cholesterol có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa của bế trong khi bị ốm.
- Nước đá, nước lạnh: Uống nước để lạnh không có tác dụng hạ sốt mà chỉ làm tình trạng như viêm họng, phế quản của trẻ trở nên tồi tệ hơn. Bé có thể sẽ sốt cao hơn.
- Gia vị cay: Những loại gia vị như tỏi, ớt, hạt tiêu có tính nóng sẽ vô tình làm tăng nhiệt trong cơ thể trẻ.
Để lại một bình luận