Là thức uống tự nhiên lành mạnh được các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu dùng trong suốt thai kỳ thế nhưng với hàm lượng đường cao, nước mía vẫn luôn khiến các mẹ bầu e dè. Mối bận tâm của nhiều mẹ bầu yêu thích thức uống này là uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không?
Nước mía là một trong những thức uống lý tưởng dành cho mẹ bầu bởi 70% thành phần của cây mía là các loại đường tự nhiên. Bên cạnh đó là protein, chất béo, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và gần 30 loại axit hữu cơ khác cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Tất nhiên, đối với phụ nữ mang thai việc nạp quá nhiều nước mía với hàm lượng đường cao vượt mức sẽ cực kỳ không tốt cho sức khỏe nguy cơ tiểu đường cũng vì thế mà tăng lên. Không chỉ với thức uống bổ dưỡng là nước mía mà các thực phẩm khác nếu mẹ bầu ăn vô tội vạ cũng đều không tốt.
Bà bầu uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không?
Hẳn là mẹ bầu nào cũng thắc mắc uống nước mía nhiều có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ không vì thức uống này có hàm lượng đường rất cao. Câu trả lời luôn là tùy vào cách thức, liều lượng mà mẹ bầu đưa nước mía vào cơ thể.
Nước mía cũng như các dưỡng chất thiết yếu khác mẹ bầu cần bổ sung cho cơ thể trong suốt quá trình mang thai một cách khoa học. Nước mía với hàng tá chất dinh dưỡng sẽ là một thức uống tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi nếu mẹ bầu nạp đúng cách và đủ lượng. Ngược lại, nếu mẹ bầu phớt lờ cảnh báo, uống nước mía quá nhiều hiển nhiên dễ mắc bệnh tiểu đường hơn, đặc biệt là các mẹ bầu được bác sĩ chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ.
Đối với các mẹ bầu không có dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì việc uống nước mía là hoàn toàn được phép. Một lượng vừa phải thức uống bổ dưỡng này rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu lẫn thai nhi.
Cần thiết phải thận trọng khi uống nước mía với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ bởi nước mía là thức uống có hàm lượng đường cao. Nạp lượng đường vượt mức sẽ khiến bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn hoàn toàn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe không chỉ của mẹ bầu mà còn của thai nhi.
Uống nước mía nhiều thậm chí thay thế thức uống này cho nước lọc sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu khiến tỉ lệ mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn bao giờ hết. Đồng thời, uống nước mía thay nước lọc thì những dưỡng chất thiết yếu không có trong nước mía dễ làm thai nhi thiếu hụt chất không tốt cho sự phát triển toàn diện của bé.
Uống nước mía như thế nào là đủ?
Uống nước mía cũng cần phải tuân thủ theo từng tam cá nguyệt nữa đấy, mẹ đã biết chưa?
3 tháng đầu thai kỳ: Với những mẹ bầu bị triệu chứng ốm nghén hành hạ vào tam cá nguyệt thứ nhất thì uống nước mía là giải pháp tối ưu giúp mẹ giảm bớt những khó chịu do chứng ốm nghén gây ra. Ngoài ra, nước mía còn bổ sung nhiều năng lượng cho mẹ bầu và bé cưng trong bụng. Uống nước mía dạng nguyên chất 1 ly mỗi ngày rất tốt trong việc thổi bay cơn ốm nghén hành hạ mẹ bầu. Hoặc mẹ có thể pha 150ml nước mía với 5ml nước cốt gừng và uống từ 2-3 lần mỗi ngày, uống liên tục hỗn hợp này từ 2-3 ngày để phát huy tối đa công dụng tuyệt vời của thức uống tự nhiên lành mạnh này.
3 tháng giữa thai kỳ: Trong giai đoạn dễ chịu này, mẹ bầu chỉ nên uống nước mía từ 2-3 lần mỗi tuần để đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu từ nguồn thực phẩm khác chứ không chỉ riêng nước mía. Bởi trong thức uống tự nhiên này cung cấp khá nhiều năng lượng dễ gây cho mẹ bầu cảm giác no ngang, không thể ăn thêm.
3 tháng cuối thai kỳ: Trong tam cá nguyệt cuối cùng, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu tăng lên do thai nhi phát triển tăng tốc ở giai đoạn này. Chính vì thế mà mẹ bầu có thể gia tăng lượng nước mía trong những tháng cuối thai kỳ. 2 ngày/1 ly mỗi ly khoảng 200ml rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và cung cấp nhiều dưỡng chất cho giai đoạn nước rút của bé cưng.
Những lợi ích của nước mía khi mẹ bầu dùng hợp lý
-Nước mía có hàm lượng protein cao rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển nhanh chóng của thai nhi.
-Nước mía giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh viêm nhiễm, dị ứng do trong thức uống này giàu chất flavonoid và các hợp chất phenolic.
-Uống nhiều nước mía trong suốt thai kỳ giúp mẹ bầu ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả.
-Kali trong nước mía giúp hệ tiêu hóa mẹ bầu làm việc tốt hơn từ đó ngăn chặn triệu chứng táo bón thai kỳ.
-Nước mía cân bằng được nồng độ Bilirubin đảm bảo gan của mẹ bầu luôn khỏa mạnh và đảm bảo hoạt động chức năng gan hiệu quả.
-Những vấn đề về da của mẹ bầu trong thai kỳ như tàn nhang, mụn, nám cũng có thể được cải thiện nhờ vào các axit glycolic có trong nước mía.
-Khi sử dụng nước mía một cách vừa phải, mẹ bầu có thể ngăn chặn được chứng tiểu đường thai kỳ. Thoạt nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng hoàn toàn hợp lý bởi hàm lượng đường tự nhiên có nhiều trong nước mía với chỉ số đường huyết thấp sẽ chặn đứng được sự gia tăng lượng đường trong máu của mẹ bầu.
-Mẹ bầu cũng có thể giữ trọng lượng ở mức kiểm soát nếu dùng nước mía với lượng vừa phải vì polyphenol có trong nước mía giúp quá trình chuyển hóa các chất được diễn ra thuận lợi.
Trong suốt thời gian mang thai, việc nạp bất kỳ thực phẩm gì cũng phải cẩn trọng, suy xét kỹ càng để giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Việc uống nước mía cũng không nằm ngoài quy luật này, mẹ bầu sẽ được cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe cả mẹ lẫn bé nếu dùng thức uống tự nhiên này với liều lượng vừa phải, hợp lý.
Từ khóa được tìm kiếm:
- nuov tieu ba bau can biet
Để lại một bình luận