Sản phụ bị cận thị, đeo kính là chuyện vô cùng bình thường hiện nay. Khác với những bà bầu khác, những chị em mang thai bị cận thị thường có một vài vấn đề về mắt cần hết sức phải tôn trọng ý kiến của bác sĩ nhãn khoa.
Chiếm khoảng 15 % những người bị cận thị có những thay đổi nơi võng mạc khiến cho chúng bị thoái hóa và mỏng hơn so với bình thường. Trong quá trình sinh đẻ, phụ nữ mang thai có thể phải chịu một áp lực khá lớn vì phải rặn đẻ đúng cách nhưng một số người do không biết rặn đẻ nên dồn hết mọi sức lực lên mặt. Điều này dễ khiến võng mạc mắt có nguy cơ bị tổn thương. Đặc biệt với người cận thị, võng mạc bản chất đã mỏng và yếu, thì khả năng bỏng võng mạc sẽ bị tăng lên gấp nhiều lần.
Theo TS.BS Marina pozhidaeva –Bệnh Viện quốc tế Việt Nga cho biết: Những người bị cận thị thường có trục nhãn cầu bị kéo dài ra, các màng bao bọc cũng kéo dài lớp võng mạc dẫn tới tình trạng điểm trên võng mạc bị suy yếu, gây thoái hóa ngoại vi võng mạc. Với những thai phụ bị điểm yếu trên võng mạc, nếu không kịp thời khác phục thì áp lực trong quá trình chuyển dạ và sinh nở có thể dẫn tới hiện tượng bong võng mạc gây mù lòa. Bác sĩ khuyên bà bầu cận thị nên đi khám vùng võng mạc sớm, thậm chí khi khám bạn cũng có thể phát hiện ra những bệnh lý khác như huyết áp, thận, tim …
Mẹ bầu cận thị cần chuẩn bị những gì khi vượt cạn?
Nhằm tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra trong thai kỳ, những bà bầu cận thị nên cân nhắc việc đi khám nhãn khoa vào tuần thứ 10 -14. Bởi thực tế, trong quá trình mang thai thị lực của bà bầu có những sự thay đổi nên các mẹ bầu cận thị cần thận trọng hơn trong việc khám nhãn khoa.
Khi đi khám mắt, các bác sĩ sẽ kiểm tra đáy mắt cho bà bầu sau khi giãn đồng tử. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường này thì bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho mẹ chính xác và tìm cách giải quyết cho bạn. Thông thường chị em nên đặt lịch khám trước 4 tuần trước ngày sinh dự kiến.
Trong trường hợp khi mang thai bạn có cảm giác bị hoa mắt, có đốm lóe trước mắt hay mắt bị tối, nhìn đồ vật bị biến dạng thì có thể bạn đang bị những biến chứng của bệnh cận thị. Khi đó, bác sĩ cần phải đi khám ngay. Dựa theo tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ đưa cho bạn đơn thuốc phù hợp hoặc điều trị bằng lazer hay can thiệp bằng phẫu thuật.
Quyết định mẹ đẻ thường hay đẻ mổ sẽ là do bác sĩ sản cân nhắc và phụ thuộc vào nguyện vọng của vợ chồng bạn. Tuy nhiên, khi đưa ra quyết định cuối cùng chị em cần thông tin đầy đủ về tình trạng sức khỏe của bản thân, trong đó có tình trạng mắt của bạn.
Thị lực yếu bà bầu nên làm gì?
Ngoài việc thăm khám bác sĩ nhãn khoa sớm, chị em nên tuân thủ một vài các quy tắc sau để không làm ảnh hương tiêu cực tới mắt trong suốt thai kỳ:
Ăn nhiều hoa quả, rau tươi: Những thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng củng cố thị lực. Đặc biệt là các loại trái cây màu đỏ cung cấp nhiều vitamin A và E.
Chú ý ánh sáng trong sinh hoạt : Chị em nên chú ý sử dụng ánh sáng trong phòng phù hợp, hạn chế tình trạng để mắt quá căng thẳng. Việc đọc sách và làm việc trên máy tính cũng cần dưới ánh đèn đủ sáng.
Học cách rặn đẻ đúng: Nếu bạn không yên tâm hãy thử tham khảo một số khóa học tiền sản hoặc đọc các thông tin qua sách vở hay hỏi kinh nghiệm bạn bè. Những kỹ năng cần thiết trong quá trình chuyển dạ liên quan đến lấy hơi, thả lỏng, căng cơ … cần thiết để bạn dễ dàng đưa em bé ra ngoài mà không gây ảnh hưởng đến mắt.
Nên để mắt nghỉ ngơi phù hợp: Hãy giữ cho mình một thời khóa biểu sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ. Không nên để mắt tập trung quá lâu trên màn hình máy tính hay điện thoại, hãy dành khoảng 10- 20 phút để massage mắt tránh trường hợp mắt bị căng thẳng.
Từ khóa được tìm kiếm:
- mang bầu bị cận thị
Để lại một bình luận