Chăm sóc trẻ nhỏ là cả một quá trình phức tạp với bất cứ bậc cha mẹ nào, bạn không phải chỉ chăm chút cho cân nặng bé tăng lên, chiều cao bé vượt trội mà bạn còn cần phải kích thích cho bé một trí óc thông minh, tạo dựng cho bé tính cách và suy nghĩ . Những dấu hiệu dưới đây cho bạn biết bé nhà bạn có đạt được những mốc phát triển bình thường hay không .
Để làm tốt những điều này các bậc cha mẹ cần tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong việc theo dõi các mốc phát triển của bé cả về thể chất lẫn tinh thần. Bạn cần đưa bé đi kiểm tra để được tư vấn can thiệp sớm nếu thấy bé có bất kỳ những bất thường nào dưới đây. Dưới 3 tuổi là thời gian” Vàng” để các bác sỹ cũng như chuyên gia có thể can thiệp, điều chỉnh những kỹ năng cho bé, những thiếu sót hay hạn chế những hậu quả sau này nếu cha mẹ phát hiện sớm. Bởi thời gian từ khi sinh ra đến 3 tuổi này là độ tuổi cơ thể bé đang hoàn thiện các chức năng, bé có khả năng nhận biết và học hỏi cao nhất, nếu những kỹ năng của bé bị hạn chế ngay từ lúc này thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức cũng như trí tuệ của trẻ khi lớn lên.
1. Từ lúc sinh ra tới 4 tháng tuổi
– Có vấn đề với cử động mắt hoặc lé mắt trong hầu hết thời gian
– Không phản ứng với tiếng ồn lớn
– Không nhận ra tay mình (vào 2 tháng tuổi)
– Không dõi mắt theo vật thể cử động (vào 3 tháng tuổi)
– Không túm lấy đồ vật (vào 3 tháng tuổi)
– Không mỉm cười với mọi người (vào 3 tháng tuổi)
– Không thể ngẩng đầu (vào 3 tháng tuổi)
– Không bập bẹ hoặc cố gắng bắt chước âm thanh (vào 4 tháng tuổi)
– Không đưa đồ vật lên miệng (vào 4 tháng tuổi)
– Không đạp chân xuống khi được đặt chân lên bề mặt cứng (vào 4 tháng)
2. Lúc 7 tháng tuổi
– Cơ thể dường như rất cứng nhắc, khó cử động, với các cơ kéo căng
– Cơ thể dường như rất mềm, giống như một con búp bê vải
– Đầu vẫn ngửa ra sau khi được đặt vào tư thế ngồi
– Chỉ với đồ vật bằng một tay
– Từ chối ôm ấp
– Không thể hiện sự yêu thích nào với người chăm sóc mình
– Khóc dai dẳng, hoặc nhạy cảm với ánh sáng
– Khó đưa vật lên miệng
– Không thể lăn tròn theo các hướng khác nhau (vào 5 tháng tuổi)
– Không thể ngồi dù có sự trợ giúp (vào 6 tháng tuổi)
– Không cười to hoặc phát ra các âm thanh la hét (vào 6 tháng tuổi)
3. Lúc một tuổi
– Không bò hoặc kéo một nửa cơ thể trong khi đang bò
– Không thể đứng khi được hỗ trợ
– Không tìm kiếm đồ vật bị giấu đi
– Không nói các từ đơn
– Không sử dụng các cử chỉ như lắc đầu khi muốn nói “không”
– Không chỉ đồ vật hoặc tranh ảnh
– Không thể bước đi (vào 18 tháng tuổi)
4.Lúc 2 tuổi
– Không nói được ít nhất 15 từ
– Không sử dụng các câu có hai từ
– Không bắt chước các hành động hoặc từ ngữ
– Không làm theo các hướng dẫn đơn giản
– Không thể đẩy đồ chơi có bánh
5. Lúc 3 tuổi
– Thường ngã hoặc khó khăn khi đi cầu thang
– Chảy dãi thường xuyên hoặc nói không rõ ràng
– Không thể xếp một hình tháp nhiều hơn 4 khối
– Gặp khó khăn trong việc điều khiển các vật nhỏ
– Không thể vẽ lại một vòng tròn
– Không thể giao tiếp bằng những cụm ngắn
– Không tham gia vào trò chơi giả vờ
– Không hiểu các hướng dẫn đơn giản
– Không hứng thú với các trẻ khác
– Ít tiếp xúc mắt
– Ít hứng thú với đồ chơi
Từ khóa được tìm kiếm:
- kiem tRa bat thuong tre
- trẻ 7 tháng tuổi hay bập bẹ nói la hét
Để lại một bình luận