Mang thai đau bụng dưới thường là nỗi lo lắng có nhiều chị em. Thực tế, đây có thể là dấu hiệu của thai nhi đang phát triển hoặc cũng có khi là sự cảnh báo những biến chứng thai kỳ nguy hiểm mà bà bầu không biết.
Bà bầu bị đau bụng dưới nhưng không ảnh hưởng đến thai nhi
Phụ nữ mang bầu bị đau bụng dưới thường vô cùng lo lắng. Nếu 10 bà bầu bị thì chắc chắn tới 9 người phải vội vàng tới khám bác sĩ vì lo lắng sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Điều này, đặc biệt xảy ra với các chị em lần đầu mang thai khi chưa có nhiều kinh nghiệm. Một số các nguyên nhân gây ra cảm giác đau này không hề ảnh hưởng tới thai nhi và sức khoẻ bà bầu như sau:
- Tử cung phát triển: Theo Giáo sư, bác sĩ Sản Phụ khoa Patrick Duff thuộc đại học Florida cho rằng phụ nữ khi mang bầu tử cung sẽ phát triển lớn dần làm chiếm dần chỗ của đường ruột khiến bà bầu có cảm giác buồn nôn hoặc trướng bụng.
- Cơn co giả Braxton Hicks: Đây là cơn đau khiến mẹ bầu khó chịu nhưng lành tính, không ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ và bé. Cơn đau xuất hiện khi tử cung chuyển dạ và có xu hướng thành từng đợt, đợt sau mạnh hơn đợt trước. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phân biệt với cơn đau giả Braxton Hick, chúng sẽ mất dần đi nếu bạn trò chuyện, xem tivi hay tập trung làm việc gì khác.
- Đau dây chằng tròn: Khi tử cung giãn ra gây ảnh hưởng tới dây chằng tròn chính là phần kết nối giữa tử cung và hai bên háng. Bởi vậy mẹ bầu thường có cảm giác khó chịu ở vùng bụng dưới rồi lan xuống háng. Cơn đau này đặc biệt rõ ràng khi bạn thay đổi vị trí, chúng thường xuất hiện trong kỳ tam cá nguyệt thứ hai. Nhưng bạn không cần quá lo lắng, nó sẽ tự động khỏi. Trường hợp cơn đau quá dai dẳng và kéo dài thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc để giảm cơn đau.
Bà bầu đau bụng dưới ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi
Nếu mẹ bầu nhận thấy những cơn đau bụng dưới kèm theo các dấu hiệu như chảy máu, đau, sốt, rối loạn thì giác thì hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để thăm khám sớm nhé!
- Mang thai ngoài tử cung: Đây là trường hợp thai làm tổ tại ống dẫn trứng hay bất cứ mô nào khác ngoài tử cung, tỉ lệ 1/50 ca mang thai phụ nữ bị tình trạng này. Những phụ nữ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao thường là người có tiền sử mang thai ngoài tử cung, từng phẫu thuật vùng chậu, ống dẫn chứng, thắt ống dẫn chứng, lạc nội mạc tử cung hoặc tử cung có dấu hiệu bất thường …Phụ nữ mang thai ngoài tử cung thường được xác nhận chính xác bằng phương pháp siêu âm hoặc thử máu và sẽ được bác sĩ trực tiếp can thiệp để loại bỏ phôi thai làm tổ ngoài tử cung ra khỏi cơ thể người mẹ.
- Bong nhau non: Nhau thai vốn có nhiệm vụ vận chuyển oxy và dinh dưỡng tới nuôi dưỡng thai nhi. Chúng thường nằm ở vị trí cao trên thành tử cung và chỉ bong ra khi em bé chào đời. Nhưng ở một số trường hợp chúng bị tách ra khỏi tử cung khiến mẹ cảm thấy những cơn đau kéo dài và tăng dần lên mỗi lúc một dữ dội. Thậm chí, mẹ bầu còn thấy tử cung mình cứng lên và xuất hiện máu. Phụ nữ có nguy cơ mắc biến chứng này thường là người bị cao huyết áp, tiền sản giật hoặc chấn thương vùng bụng.
- Sảy thai: Bà bầu bị đau bụng dưới thai kỳ vào 3 tháng đầu tiên thai kỳ thường lo sợ bởi nguy cơ bị sảy thai. Tuy nhiên, theo các bác sĩ sản phụ khoa thì tỉ lệ này chỉ chiếm khoảng 15 -20 % số các ca phụ nữ bị sảy thai, bởi dấu hiệu sảy thai thường đi kèm đau bụng và chảy máu.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI) : Các triệu chứng có bà bầu bị nhiễm trùng đường tiết liệu là mắc tiểu đột ngột, đi tiểu đau rát ra máu, đau bụng dưới … Khi mẹ bầu bị mắc bệnh nay trong thai kỳ sẽ tăng nguy cơ sinh non và nhiễm trùng ở thận lên cao hơn. Chính vì điều này mà các thai phụ mỗi lần khám thai đều được kiểm tra nước tiểu cẩn thận.
Ngoài ra, tình trạng đau bụng dưới của bà bầu còn có thể do viêm ruột thừa, sỏi mật, tiền sản giật … trong thai kỳ. Nếu mẹ bầu thấy cơn đau ngày càng liên tục, dự dội kèm theo các dấu hiệu như chuột rút mạnh, chảy máu, đau đầu, sưng phù tay, chân, mặt, đi tiểu ra máu .. thì nên lập tức tới khám bác sĩ để nhận được kết quả chuẩn đoán sớm nhất.
Trả lời