Mang thai là điều tuyệt vời nhất của người mẹ, mang trong mình một sinh linh bé bỏng, cơ thể người mẹ chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi. Cùng babaucanbiet.com tìm hiểu hành trình mẹ chào đón con yêu chào đời sẽ diễn ra như thế nào nhé.
Từ 0 – 3 tuần tuổi em bé được hình thành
Đây được gọi là giai đoạn thai nhi được hình thành. Em bé hình thành nhờ sự kết hợp kỳ diệu giữa trứng của người mẹ và tinh trùng của bố. Trứng của người mẹ được thụ tinh trải qua nhiều lần phân chia tế bào sẽ được chuyển tới tử cung và trong khoảng 7 ngày sẽ đi vào trong nội mạc tử cung. Trứng thụ tinh đi vào nội mạc tử cung và tạo ra rễ bám, gọi là “quá trình cấy”, và thai nhi bắt đầu được hình thành.
Từ 4 – 7 tuần – mẹ có dấu hiệu mang thai
Khi trứng được thu tinh, đi vào nội mạc tử cung và thai nhi được hìn thành sau 4 tuần người mẹ sẽ có các dấu hiệu mang thai. Dấu hiệu đầu tiên người mẹ có thể nhận ra đó là mất kinh nguyệt, có dấu hiệu mệt mỏi, nôn khan …
Ở một số phụ nữ có dấu hiệu ốm nghén từ khi bắt đầu từ tuần thứ 4 của thai kỳ. Khi đói bụng người mẹ sẽ cảm thấy buồn nôn, nôn khan.
Khi có các dấy hiệu kể trên bạn có thể đi mua que thử thai để kiểm tra, hoặc để chắc chắn hơn có thể đến các phòng khám, bệnh viện để siêu âm, kiểm tra.
Em bé ở giai đoạn này được gọi là phôi thai. Khi đi siêu âm bố mẹ sẽ nhìn thấy túi thai. Em bé trong giai đoạn này nhận dinh dưỡng từ noãn hoàng để lớn lên trước khi dây rốn hình thành.
Nếu siêu âm ở tuần thứ 7, bố mẹ sẽ nhìn thấy em bé rõ rệt hơn, khoảng 80% các tế bào thần kinh của bộ phận não và tủy được hình thành. Ở tuần này, dây rốn, nhau thai cũng được hình thành, nước ối cũng bắt đầu phát triển.
Từ 8 – 11 tuần tuổi
Cơ thể người mẹ bắt đầu có các triệu chứng ốm nghén nhiều hơn.
Đến tuần thứ 8, em bé phát triển từ phôi thai thành thai nhi. Lúc này nếu siêu âm bố mẹ đã có thể nhìn thấy rõ được đầu, thân, chân, tay của em bé. Đến khoảng cuối tuần thứ 11, các cơ quan sinh dục của thai nhi cũng bắt đầu hình thành. Các cơ quan trong cơ thể em bé đã bắt đầu hoạt động, nhịp tim đã rõ ràng hơn.
Từ tuần thứ 12 – 15
Ở tuần thứ 12 trở đi, bụng của người mẹ sẽ dần lớn lên do em bé đã phát triển nhanh trong bụng mẹ.
Nhau thai trong giai đoạn này cũng đã được hoàn thiện, nguy cơ sảy thai ở giai đoạn này cũng giảm đi rất nhiều.
Các triệu chứng ốm nghén ở cơ thể người mẹ cũng giảm dần vì thế mẹ bầu nên ăn uống đủ chất hơn và cần phải ghi nhớ đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
Vào tuần thai thứ 14 -15, nhau thai phát triển hoàn thiện, cơ thể em bé đã có thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ mẹ nên đã lớn hơn. Vào cuối tuần thai thứ 15, chiều dài cơ thể em bé đạt khoảng 16cm, cân nặng đạt khoảng 100g. Chiều dài lòng bàn tay của mẹ khoảng 16~18cm, có nghĩa là em bé đã lớn hơn lòng bàn tay của mẹ.
Những lưu ý mẹ cần biết trong tam cá nguyệt đầu tiên
Hãy tham gia lớp học tiền sản để có kiến thức vững vàng, sẵn sàng chào đón con yêu.
Tránh xa môi trường có nhiều khói thuốc lá, bỏ thuốc lá để khói thuốc lá không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Thăm khám sức khỏe theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ để theo dõi sức khỏe thai nhi và nhanh chóng phát hiện những bất thường trong quá trình mang thai (nếu có).
Từ khóa được tìm kiếm:
- hanh trinh mang bau
- ba bau tuan thu 15
- quá trình của người mẹ lúc bắt đầu mang thai
- mang thai 7tuần dấu hiệu
- hìn ảnh mẹ bầu mang thai
- hanh trinh phat triên tu tuân l8 -20
- hanh trinh mang thai the nao
- hanh trinh mang thai cua me
- dấy hiệu mang thai
- tien trinh mang thai cua me bau
Để lại một bình luận