Váng sữa cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng không phải trẻ nào cũng có thể ăn được. Nếu mẹ cho bé ăn váng sữa quá sớm có thể làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ về lâu dài.
Khi nào trẻ có thể ăn váng sữa?
Đây là câu hỏi của nhiều bà mẹ đặt ra khi muốn cho con mình ăn váng sữa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì mẹ có thể cho con ăn váng sữa từ 6 tháng tuổi trở lên. Bởi trong vòng 6 tháng tuổi thì sữa mẹ vẫn là nguồn thực phẩm chính cho bé. Tuy nhiên, từ 6 tháng tuổi trở đi, mẹ có thể cho bé ăn bổ sung ngoài sữa mẹ, bởi đây là giai đoạn các cơ quan như hệ tiêu hóa, hệ thần kinh của trẻ phát triển mạnh mẽ, cần tới nguồn năng lượng dồi dào.
Điều gì xảy ra nếu mẹ cho bé ăn váng sữa sớm?
Váng sữa là thực phẩm cung cấp năng lượng và hàm lượng dinh dưỡng cao bởi vậy trẻ ăn váng sữa cần có hệ tiêu hóa phát triển phù hợp để xử lý váng sữa. Khi cho trẻ ăn váng sữa quá sớm, bé sẽ giảm bú mẹ, giảm sức đề kháng, đồng thời tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ dẫn tới tình trạng đầy bụng, khó tiêu, đi ỉa chảy. Chính bởi vậy, trong 6 tháng đầu tiên khi chào đời, bé cần bú mẹ hoàn toàn để đảm bảo sức đề kháng cho cơ thể trong những năm tháng đầu đời.
Thời điểm nào trẻ ăn váng sữa phù hợp nhất?
Buổi sáng: Đây là thời điểm ‘’ vàng’’ để mẹ cho bé ăn váng sữa. Bởi khi khởi đầu một ngày mới, bé cần một bữa sáng đầy đủ những dưỡng chất cần thiết, đảm bảo năng lượng cho trẻ suốt cả ngày. Váng sữa cung cấp protein, vitamin và khoáng chất cần thiết, nên mẹ nên cho con ăn vào buổi sáng để tránh nguy cơ bị đầy bụng, khó hấp thụ.
Buổi chiều: Sau giấc ngủ trưa dậy, bé thường có cảm giác đói bụng và hiếu động hơn. Cho trẻ ăn váng sữa giống như là một bữa ăn phụ giúp cung cấp thêm năng lượng và tránh để trẻ bị đói.
Buổi tối: Theo lời khuyên của bác sĩ thì mẹ nên hạn chế cho con ăn váng sữa vào buổi tối. Bởi váng sữa thường khó tiêu hóa, trong khi buổi tối là thời gian để hệ tiêu hóa nghỉ ngơi sau khi đã hoạt động cả một ngày dài. Nếu mẹ vẫn thường xuyên cho con ăn váng sữa buổi tối thì sẽ dễ gây tình trạng đầy bụng, trẻ ngủ không ngon giấc, cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy sáng hôm sau.
Mẹo để trẻ ăn váng sữa không bị nôn trớ
- Không cho trẻ ăn váng sữa khi bé vừa ăn no: Mẹ nên sử dụng váng sữa như một bữa ăn phụ của trẻ hàng ngày. Điều này có nghĩa rằng, mẹ có thể cho bé ăn váng sữa sau bữa chính từ 1-2 tiếng thay vì cho bé ăn cùng với cháo và bột.
- Không ăn quá nhiều và liên tục váng sữa trong thời gian dài: Ăn váng sữa nhiều và liên tục có thể khiến bé rơi vào tình trạng chán ăn, thậm chí sợ váng sữa. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ sau này.
- Không nên trộn váng sữa với các thực phẩm khác: Mẹ không nên trộn váng sữa với các thực phẩm khác bởi điều này sẽ ảnh hưởng tới thành phần dinh dinh dưỡng trong váng sữa. Trong trường hợp bất khả kháng, mẹ chỉ có thể trộn với một chút nước sôi để giúp váng sữa loảng hơn, làm bé dễ nuốt hơn mà thôi.
Từ khóa được tìm kiếm:
- co nên cho tre ăn váng sữa vào buổi tối không
- khi nào có thể cho trẻ ăn váng sữa
Để lại một bình luận