Trẻ 8 tháng tuổi rất hiếu động bởi bé có xu hướng muốn khám phá mọi thứ xung quanh mình. Bé thấy và muốn với nhiều thứ nhưng không thể có được sẽ quay ra quấy khóc và nhõng nhẽo với mẹ. Đây là thời điểm mẹ cần biết chọn lọc những điều an toàn nhất cho bé yêu của mình.
Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi
Theo Tổ chức Y tế Thế giới Who thì trẻ em 8 tháng tuổi sẽ có chỉ số chiều cao cân nặng như dưới đây là đạt mức bình thường:
- Bé trai: cân nặng từ 7.0 – 10.5kg và chiều cao từ 66.5 – 74.7 cm
- Bé gái: cân nặng từ 6.3 -10 kg và chiều cao từ 64.3 – 73.2 cm
Bé thích tập nói: Đây có thể là thời điểm bé bập bẹ những từ có nghĩa đầu tiên của cuộc đời. Mẹ không nên bỏ lỡ cơ hội để được nghe con nói tiếng mama hay papa đầu tiên. Thậm chí bé sẽ lặp đi lặp lại những từ ngữ ngày hàng ngày như một phản xạ. Sau này dần dần bé sẽ nói được nhiều từ hơn và biết cách kết nối từ với nhau, mẹ hãy chờ xem nhé.
Leo trèo khắp sàn nhà: Thực vậy, trẻ 8 tháng tuổi háng hiếu động bởi đây là giia đoạn bé sẽ tập bò và tự vật lộn để có thể ngồi một mình. Bé có thể trườn khắp sàn nhà và di chuyển từ nơi này tới nơi khác. Nếu nhà bạn có cầu thang thì nên ngăn cách khu vực này rõ ràng để bé không thể di chuyển tới gần cầu thang, sẽ rất nguy hiểm.
Nhặt tất cả mọi thứ để bỏ vào miệng: Đó là sở thích của nhiều em bé khiến cho các bậc phụ huynh đôi lúc phải mồm chữ o mắt chữ a ngạc nhiên. Nếu bạn muốn trẻ không ăn phải những thứ nguy hiểm thì hãy thu gọn đồ đạc trong nhà cẩn thận, khóa vào tủ những đồ vật nhỏ dễ gây hóc, có độc, tránh xa tầm tay trẻ.
Cách chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi
Giấc ngủ: Trẻ có thể ngủ qua đêm mà không cần bú ti mẹ. Tuy nhiên, điều này không phải trẻ nào cũng vậy. Một số trẻ vẫn cần bú từ 1-2 lần trong đêm cho đến 9 tháng tuổi. Thông thường, ở độ tuổi này bé cần ngủ 2-3 giờ vào ban ngày và 11-12 h vào ban đêm.
Chế độ dinh dưỡng của trẻ : Sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là bữa ăn chính cung cấp nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ phát triển. Tuy nhiên nếu kết hợp với ăn dặm thì mẹ nên giảm số lần bú sữa đi, khoảng 4 lần cho một ngày. Các bữa ăn dặm của bé mẹ nên phối hợp đầy đủ các thực phẩm như hoa quả, rau củ, thịt nghiền, bột ngũ cốc, sữa chua … Mỗi ngày mẹ nên cho con ít nhất 3 bữa ăn dặm sao cho cân bằng như sau: 2-3 phần ngũ cốc, 2-3 phần rau, 1 phần protein, 1 phần sữa ( trong đó 1 phần = 1 thìa cà phê, 1 phần sữa = ½ cốc sữa chua)
Giao tiếp với bé: Đây là quãng thời gian bé có thể nói được một vài từ có nghĩa. Việc nói chuyện với bé hàng ngày là cách kích thích bé tập nói sớm hơn. Bởi khi trẻ học được nhiều từ mới qua câu chuyện của bố mẹ, trẻ sẽ phát triển khả năng giao tiếp tốt hơn. Việc nói chuyện nhiều với con cũng giúp cho bé có cảm giác gần gũi hơn với người thân trong gia đình, học cách biểu đạt cảm xúc tốt hơn.
Lời khuyên cho mẹ khi chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi
- Chọn đồ chơi cho trẻ: Mua đồ chơi màu sắc với những hình khối đa dangj là cách để giúp kích thích trí thông minh cho con từ nhỏ. Tuy nhiên mẹ nên lựa chọn các loại đồ chơi phù hợp. Bởi một số đồ chơi có đính đồ vật nhỏ xung quanh khi bé ngậm vào miệng có thể dẫn tới nghẹt thở.
- Món ăn nên hạn chế: Những đồ ăn như lòng trắng trứng, bơ lạc, sữa bò, mật ong, hải sản mẹ nên thận trọng khi cho con ăn. Tốt nhất nên hạn chế hoặc nếu có hãy theo dõi từng chút một bởi đây là thực phẩm dễ gây ra dị ứng.
Xem thêm: Chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi: Bắt đầu chuỗi ngày ăn dặm không nước mắt
Từ khóa được tìm kiếm:
- chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi
- trẻ 8 tháng tuổi
- Cách Chăm Sóc trẻ 8 tháng Tuổi
- tre 8 thang
- met moi vi be 8 tháng rất hiếu động
- https://babaucanbiet com/cham-soc-tre-8-thang-tuoi/
- cham tre 8 thang
- chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi
- cach cham soc tre 8 thang
- cham soc tre
Để lại một bình luận