Mẹ đã bắt đầu quen dần với giờ giấc sinh hoạt của con. Tuy nhiên đây cũng là lúc mẹ sắp trở lại với công việc công sở bận rộn, chắc chắn bạn sẽ rất nhớ bé yêu của mình trong thời gian tới.
Sự phát triển thể chất của trẻ 5 tháng tuổi
- Cứng cáp hơn: Đầu gối của trẻ giờ đã phát triển khá tốt và cứng cáp để chịu được trong lượng của cơ thể. Thời gian này mẹ sẽ thấy đôi chân của trẻ không hề nằm yên một chỗ mà luôn ngọ nguậy, giơ đôi bàn tay xinh xắn lên nhìn ngắm. Đây là dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng cho hoạt động bò trong vài tháng tới.
- Biểu hiện cảm xúc: Bé có thể tỏ ra cáu kỉnh mỗi khi không khỏe, không vui hay không có được thứ mình muốn. Cá tính của bé được thể hiện rõ ràng hơn, vậy nên bé có thể rất nhạy cảm và dễ bị kích động.
- Phát triển thị giác: Hầu hết trẻ sơ sinh đều đạt được tầm nhìn xa 20/20 ở thời điểm này, khác hẳn so với 4 tháng trước. Về màu sắc bé có thể phân biệt được 2 màu sắc tương phản khác nhau. Trẻ tỏ ra bị thu hút bởi những đồ vật có màu sắc, mẹ có thể cho con làm quen với màu sắc ngày từ bây giờ.
- Phát triên ngôn ngữ: Thời điểm này bé vẫn chưa hoàn toàn hiểu được nội dung ngôn ngữ nhưng có thể phân biệt được ngữ điệu cao thấp biết rằng đó là câu nói nựng hay mắng quát trẻ. Thêm nữa, bé có thể bắt chước âm thanh của ai đó mặc dù chưa rõ ràng. Bé cũng bắt đầu làm quen với các âm thanh khác trong nhà như tiếng xe máy, tivi, động vật kêu …
- Mọc răng: Một số bé đã bắt đầu có dấu hiệu nhú răng sữa đầu tiên ở thời điểm này.
Chế độ dinh dưỡng và giấc ngủ của trẻ 5 tháng tuổi
Chế độ dinh dưỡng
- Đảm bảo bú đủ: Các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến cáo mẹ nên cho bé bú đủ trong 6 tháng đầu đời. Bởi sữa mẹ có tác dụng tăng cường sức đề kháng tốt cho trẻ nhỏ. Trong trường hợp mẹ không có sữa có thể chọn các loại sữa công thức, nên chọn loại phù hợp và có mùi vị gần giống với sữa mẹ. Nếu cho bé uống sữa công thức nên cho con bú khoảng 5 bình/ 24 giờ và tuân thủ đúng tỷ lệ pha sữa với nước.
- Ăn dặm: Một số mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm từ thời gian này đều được. Tuy nhiên, mẹ không nên nêm đường hay gia vị vào trong bát bột của trẻ vì như vậy sẽ dễ khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, hại thận, cản trở sự hấp thụ canxi của bé. Mẹ chỉ cần nêm thêm dầu ăn vào bát bột là đủ.
- Cho ăn dặm vừa đủ: Thời điểm này hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên việc cho bé ăn nhiều thịt cá chỉ khiến con bị quá tải thay vì để bé tăng trưởng tốt. Mẹ cũng có thể dử dụng nước ép trái cây cho con uống hàng ngày.
Giấc ngủ của bé
Bé 5 tháng tuổi vẫn cần ti sữa vào ban đêm nhưng một số trẻ thì có thể ngủ một mạch cho tới sáng. Tuy nhiên, khi trẻ chuyển sang 6 tháng tuổi thì đa số bé sẽ ngủ giấc dài và không bị thức dậy giữa đêm nữa. Đây là tin vui cho nhiều bà mẹ bị thiếu ngủ vì phải chăm sóc bé quá nhiều thời gian vào ban đêm.
Lời khuyên cho mẹ khi chăm trẻ 5 tháng tuổi
- Thử cho bé nghe nhiều loại nhạc: Không chỉ dừng ở nhạc không lời, cổ điển bạn nên cho bé làm quen với nhiều loại âm thanh khác nhau như jazz, pop hoặc rock … Bạn sẽ ngạc nhiên khi bé bày tỏ sở thích của mình một cách rõ ràng ngay từ khi còn nhỏ. Một vài bài hát sẽ trở thành bản nhạc yêu thích của bé.
- Tắm nắng: Hãy cho bé đi ra ngoài bằng cách đẩy xe hoặc địu con ra ngoài. Việc làm này vừa cho bé tắm nắng, tăng cường hấp thụ vitamin D vừa giúp bé làm quen với thế giới bên ngoài. Điều này cũng giúp cho tâm trạng mẹ thoải mái và thư thái hơn.
- Đừng bỏ qua lịch tiêm chủng: Nếu bạn lỡ bỏ sót mũi tiêm chủng nào của tháng thứ 4 thì bạn nên đặt lịch tiêm ngừa sớm cho bé vào tháng này. Hãy sắp xếp thời gian hoặc đánh dấu trên tờ lịch để bạn không bị quên bẵng mất.
Từ khóa được tìm kiếm:
- giấc ngủ của trẻ 5 tháng tuổi
- lịch sinh hoạt cho bé 5 tháng tuổi
- cham soc tre 5 thang tuoi
- https://babaucanbiet com/cham-soc-tre-5-thang-tuoi/
- cham soc be 5 thang tuoi
- cham soc be 5 thang tuoi nhu the nao
- cham soc be 5 thang
- trẻ 5 tháng vẫn chưa cứng cáp
- che do an va cham soc tre 5-6 thang
- giấc ngủ bé 5 tháng tuổi
Để lại một bình luận