Ở tam cá nguyệt thứ ba là giai đoạn tuyệt vời để em bé phát triển trí não nếu mẹ bầu cung cấp cho bản thân một chế đô dinh dưỡng khoa học và nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm mẹ bầu tăng cân nhanh, cơ thể trở nên khó chịu hơn.
Tuần thứ 28 – 31
Ở tuần thứ 28 cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi, chất gluco được tạo ra trong cơ thể sẽ ưu tiên chuyển cho bé, đó là lý do vì sao ở tuần thứ 28 trở đi người mẹ có xu hướng ăn đồ ngọt nhiều hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng cần hết sức lưu ý rằng không nên ăn quá nhiều đồ ngọt vì dễ bị tăng cân. Các triệu chứng phù nề cũng bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 28 đến 31.
Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, lượng nước trong máu của cơ thể người mẹ sẽ nhiều hơn bình thường vì lúc này cơ thể cần nhiều máu để giúp tuần hoàn được tốt hơn. Do đó, mẹ nên uống nhiều nước để tăng lượng máu. Đây là cơ chế quan trọng của cơ thể, để làm cho máu bị nhớt và lỏng hơn, giúp máu dễ dàng di chuyển qua mạch máu và không làm tăng huyết áp, hiện tượng này được gọi là loãng máu sinh lý.
Bắt đầu từ tuần thứ 28 trở đi, em bé bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ, hình dáng và chức năng của nội tạng gần như hoàn hảo như của người lớn.
Cũng giống như những tuần thai trước đó, đồ ăn của mẹ giúp bé hấp thụ chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển hoàn thiện hơn. Vì thế, mẹ hãy luôn luôn chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bản thân để con nhận được sự chăm sóc tốt nhất nhé.
Lưu ý cho mẹ:
- Trong những tháng của tam cá nguyệt thứ 3 mẹ rất dễ bị đói. Tuy nhiên, mẹ đừng nên ăn quá nhiều, hãy chia nhỏ bữa ăn ra thành nhiều bữa phụ để không còn cảm giác thèm ăn và phòng tránh tăng cân mất kiểm soát.
- Hãy tham gia các lớp học tiền sản vào những tháng cuối của thai kỳ để được hướng dẫn cách chăm sóc con nhỏ, cách thở và chuẩn bị tâm lý vững vàng cho cuộc đẻ thành công.
Tuần thứ 32 – 25
Ở tuần thứ 32 trở đi những cơn đau thắt lưng và căng chân sẽ “hỏi thăm” mẹ nhiều hơn, bạn cũng bắt đầu cảm thấy dạ dày khó tiêu hơn, bạn khó thở hơn do em bé lớn kéo giãn tử cung và chèn ép lên các bộ phận của cơ thể. Việc chia nhỏ bữa ăn trong những tuần cuối này có vai trò quan trọng giúp bạn vẫn cung câp được chất dinh dưỡng mà cảm thấy thoải mái hơn khi ăn uống.
Bắt đầu từ tuần thứ 32 trở đi, em bé bắt đầu ổn định ở tư thế quay đầu xuống dưới, chuẩn bị sẵn sàng chào đời. Các hoạt động của thai nhi lúc này mẹ hoàn toàn có thể nhìn thấy được chẳng hạn như: em bé chồi hẳn lên, bụng mẹ phập phồng … đây là một dấu hiệu bé giao tiếp với mẹ và muốn truyền tải rằng “con khỏe”.
Ở thời điểm này, các bác sỹ sẽ yêu cầu bạn phải thực hiện các bài kiểm tra tầm soát các bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con ví dụ như: liên cầu khuẩn B, bệnh truyền nhiễm Chlamydia …
Khám thai cẩn thận hơn trong những tuần cuối của thai kỳ giúp mẹ kiểm tra lại các điểm cần lưu ý khi sinh và chuẩn bị tốt hơn chào đón con yêu ra đời.
Tuần thứ 36 – 39
Mẹ hãy làm quen với các dấu hiệu chuyển dạ như: háng bị ấn xuống, mẹ đi tiểu nhiều hơn (nhất là vào buổi đêm). Những ngày cuối cùng của thai kỳ, khi khám thai bác sỹ sẽ biết được khi nào bạn có thể sinh con thông qua các dấu hiệu tử cung mở.
Em bé lúc này cũng liên tục chuyển động cho đến khi đi ra từ trong bụng mẹ. Cân nặng của em bé lúc này rơi vào khoảng từ 3,1 đến 3,5 kg, có chiều dài khoẳng 50 cm, các chức năng nội tạng đã hoàn thiện và hoàn toàn có thể thích nghi với cuộc sống bên ngoài.
Lưu ý:
- Ở tuần thứ 36 trở đi mẹ có thể sinh con bất cứ lúc nào. Vì thế hãy chú ý nhiều hơn đến các dấu hiệu khác thường trên cơ thể và đến bệnh viện một cách kịp thời.
- Hãy chuẩn bị cho bản thân một tâm lý vững vàng và những vật dụng cần thiết cho trẻ sơ sinh để chào đón con yêu.
Xem thêm:
- Hành trình mang thai của mẹ – tam cá nguyệt thứ nhất
- Hành trình mang thai của mẹ – tam cá nguyệt thứ hai
Từ khóa được tìm kiếm:
- hành trình mang thai
- Bắt đầu thèm ăn ở tam cá nguyệt thứ hai
- cac ba me chia se hanh trnh co bau nhu tn
- tam ca cá nguyệt cuối cùng bé sẽ tăng trong lượng như thế nào
- tam cá nguyệt thứ 3 mẹ bị giảm cân có sao không
- tthon xuong mu tam ca nguyet thu 3
Để lại một bình luận