Trứng là một trong những thực phẩm chứa nhiều đạm, dễ hấp thụ rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên mẹ cần phải biết sử dụng và chế biến trứng hợp lý để tránh đầy bụng, tiêu chảy … do trứng gây ra.
Từng được bình chọn là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng nhất. Lòng đỏ của trứng cung cấp không chỉ đạm mà còn nhiều chất béo, vitamin, khoáng chất cho sự phát triển của trẻ.
Theo đó, trung bình 1 quả trứng gà ta nặng khoảng 40 g, 1 quả trứng vịt nặng 70 g. Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng của trứng gà lại nhiều hơn hẳn trứng vịt. Đó là bởi hàm lượng lẽm, vitamin A, đạm trong trứng gà cao hơn hẳn trứng vịt. Trong khi đó hàm lượng chất béo trong trứng gà lại khá thấp nên nếu luộc trứng quá kỹ sẽ gây ra hiện tượng khô, khó nuốt. Duy chỉ có hàm lượng canxi và sắt thì trứng vịt vượt trội hơn so với trứng gà.
Trẻ em ăn trứng bao nhiêu là đủ?
Mặc dù trứng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giá thành rẻ nhưng mẹ không nên lạm dụng trứng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi hàm lượng chất béo trong trứng khá cao khi cho bé ăn nhiều hoặc ăn không đúng thời điểm có thể khiến con bị đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa dẫn tới sợ trứng.
Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng theo từng giao đoạn, mẹ nên cho bé ăn trứng với số lượng khác nhau:
Trẻ 6-7 tháng tuổi : nên ăn ½ lòng trứng gà / bữa, tuần ăn 2-3 lần
Trẻ 8 -12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ / bữa, tuần ăn 3-4 lần.
TTrer1-2 tuổi: ăn 3-4 quả trứng /tuần, ăn cả lòng trắng
Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích ăn trứng có thể ăn 1 quả/ ngày nhưng nên cách tuần.
Cách chế biến trứng cho trẻ em theo từng tháng tuổi
Đầu tiên, bạn không nên cho bé ăn trứng gà còn sống lòng trắng hoặc lòng đào quá nhiều. Bởi, đường sinh dục của gà có nhiều vi khuẩn, đặc biệt là salmonella có thể gây ngộ độc thức ăn. Khi ăn lòng trắng trứng còn sống, chúng gây cản trở hấp thụ dưỡng chất biotin hay vitamin H. Trong khi đây là yếu tố không thể thiếu trong quá trình tổng hợp protein, đường – bột cần thiết cho cơ thể. Nếu thường xuyên ăn trứng tái có thể ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu dài.
Tuy nhiên, nếu nấu trứng gà với lửa quá to gây cháy phần bên ngoài nhưng bên trong lại chưa chín cũng gây nhiều ảnh hưởng . Bởi lòng trắng trứng khi bị cháy sẽ khó hấp thụ, đồng thời một số vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2 sẽ khó hấp thu, dễ bị tiêu hủy trong quá trình nấu nướng.
Chính bởi vậy, mẹ cần lưu ý trong quá trình chế biến trứng cho bé tùy theo từng tháng tuổi như sau:
- Trẻ 6-12 tháng : Bé thường ăn bột có trứng. Mẹ nấu bột chín rồi mới đập trứng vào. Trước tiên mẹ đập lòng đỏ ra bát đã có rau nhỏ rồi đánh trứng đều lên khi bột sôi thì mới cho trứng vào quấy đều tay. Bột sôi lên là được, không cần đun quá kỹ.
- Trẻ từ 1-2 tuổi: Mẹ cho bé ăn cháo trứng hoặc nấu bột trứng đều được. Chú ý cháo chín mới cho trứng vào vì trứng rất dễ chín. Trẻ có thể ăn trứng luộc vừa chín tới, không nên luộc quá lâu.
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm …
Trẻ còi xương nên ăn 1 quả trứng/ ngày
Đối với những bé gầy còm, nhẹ cân, không đạt chiều cao và cân nặng chuẩn thì có thể ăn trứng mỗi ngày 1 quả trong 6 tháng liền. Điều này dựa trên nghiên cứu đã được thực hiện với những trẻ còi xương ở Ecuador. Theo đó, cung cấp trứng cho trẻ còi cọc cũng như là một thực phẩm chứa nguồn protein tuyệt vời để nạp dinh dưỡng cho bé. Đây được xem là một sự can thiệt hợp lý đối với bé có nguy cơ bị còi xương. Thêm nữa, ăn trứng cũng giúp bé giảm béo phì hiệu quả.
Từ khóa được tìm kiếm:
- 1tuan tre em an bao nhieu cai trung ga la du
- tre con an bao nhieu trung 1 tuan
Để lại một bình luận