Nước mía vốn là thức uống bổ dưỡng và thơm ngon trong ngày hè nóng bức. Tuy nhiên, uống nước mía chị em nhớ tuyệt đối không được mắc phải những sai lầm dưới đây!
Trong cây mía thường chứa thành phần chủ yếu là đường saccaro và các khoáng chất khác như canxi, coban, đồng, magie, mangan, phốt pho, kali và kẽm. Ngoài ra, nước mía cũng cung cấp sắt, vitamin A, C, B1, B2, B3, B5, B6 cùng với chất chống oxy hóa, protein phytonutrient và các chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Bên cạnh giá trị dinh dưỡng phong phú, uống nước mía còn giúp bà bầu chữa các bệnh cúm và cảm lạnh, giữ ấm cơ thể, chống nhiễm trùng… Mặc dù vậy, chị em cũng cần lưu ý những uống nước mía đúng cách để mang lại lợi ích tốt nhất:
Không sử dụng một số loại thuốc khi uống nước mía
Chất policosanol trong nước mía có tác dụng làm giảm cholesterol xấu cho cơ thể, ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Nếu bạn đang sử dụng một vài loại thuốc thực phẩm chức năng, chống đông máu thì không nên uống với nước mía. Đặc biệt một số loại thuốc sẽ cản trở tác dụng của policosanol khiến cho công dụng của thuốc trở nên vô nghĩa.
Không tùy tiện uống nước mía ở các quán vỉa hè
Thời tiết nóng bức mùa hè thường khiến chị em phụ nữ muốn tạt ngay vào vỉa hè để thưởng thức cốc nước mía thơm lừng, tươi mát. Tuy nhiên, một số quán nước mía vỉa hè thường khá bụi bặm, chế biến chật chội, dụng cụ chứa thiếu nước, nguồn nước sạch ít nên nguy cơ nhiễm khuẩn để chế biến rất cao.
Thêm nữa, nước mía có đặc tính chứa nhiều đường nên dễ thu hút ruồi nhặng lờn vờn xung quanh. Khi những con vật này động vào các ca, cốc sẽ gây ra nhiễm khuẩn, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Thậm chí, mía để trên vỉa hè không được rửa sạch đã cho vào ép nước, máy móc không được cọ rửa vệ sinh thường xuyên khi gặp thời tiết oi bức dễ tạo môi trường cho thực phẩm sinh sôi, rất nguy hiểm. Một số cửa hàng còn ngâm mía với đường hóa học để tăng độ ngọt nhưng gây ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.
Không bảo quản nước mía trong tủ lạnh lâu
Nước mía uống tốt nhất khi vừa say xong. Bởi đây là loại nước có lượng đường cao, khi bảo quản trong điều kiện không thích hợp dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, dẫn tới tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc.
Không những vậy, nước mía có tính lạnh, lượng đường cao nếu bảo quản lâu trong tủ lạnh có thể gây rối loạn tiêu hóa. Đối với những người tỳ vị hư yếu, hay bị đầy bụng, đi ngoài phân lỏng thì không nên uống nước mía, đặc biệt là uống nước mía quá lạnh. Bà bầu đi ngoài trời nắng nóng cũng không nên uống ngay nước mía quá lạnh. Việc làm này dễ dẫn tới viêm họng, cảm cúm, sốt cho mẹ bầu.
Để lại một bình luận